Phí EBS là gì? Cách tính phụ phí xăng dầu hiện nay như thế nào?

Phí EBS là loại phí được nhắc đến khá nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi loại phí này được các hãng tàu thu để bù đắp cho chi phí bị hao hụt do sự biến động của thị trường xăng dầu. Vậy phí EBS là gì? Cách tính phí như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được cho mình câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!

Phí EBS là gì?

Với nhiều người, nhất là những người ít khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, họ thường không hiểu rõ phí EBS là gì? Thậm chí, một số người còn cho rằng, loại phí này được tính chung trong cước vận tải biển. Vậy thực tế thì sao? EBS là loại phí gì?

EBS thực chất là một loại phụ phí được thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, EBS là từ viết tắt của cụm từ Emergency Bunker Surcharge có nghĩa là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi Châu Á. Đối với hàng đi Châu Âu, thay vì thu phí EBS, họ sẽ thu phí ESD tức ENS Entry Summary Declaration.

Phụ phí xăng dầu là khoản được các hãng tàu thu để bù đắp cho chi phí hai hụt do sự biến động, lên xuống thất thường của thị trường xăng dầu thế giới. Nếu thị trường xăng dầu xảy ra nhiều biến động thì mức phí này cũng có số lần thay đổi tương ứng như vậy. Tuy nhiên, phụ phí nhiên liệu chỉ là một loại phụ phí vận tải biển chứ không phải một loại phí. Nó cũng không được tính vào trong Các Local Charges của hoạt động xuất nhập khẩu.

phí EBS

Khái niệm về phụ phí nhiên liệu

Vì sao trong hoạt động xuất nhập khẩu phải thu phí EBS?

Vào những năm 1970, khi giá nhiên liệu tăng vọt với biên độ cực lớn đã tạo nên “cú sốc giá dầu lửa” (oil price shocks). Việc giá dầu tăng cao đột biến ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vận tải của các hãng tàu.

Cụ thể, để duy trì được các tàu container tốc độ cao để đảm bảo hoạt động vận tải diễn ra nhanh chóng thì các hãng tàu phải chi trả chi phí nhiên liệu rất lớn. Trong khi đó, giá xăng dầu “leo thang”, tăng cao đột ngột khiến các hãng tàu, nhất là trong công hội không thể điều chỉnh giá cước phù hợp để ứng phó. Do đó, các hãng tàu phải chi trả một khoản phí lớn hơn rất nhiều mới có thể duy trì hoạt động vận chuyển hàng hóa.

Trước thực tế như vậy, việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu một cách linh hoạt chính là cách tối ưu nhất giúp hãng tàu bù đắp chi phí. Vì vậy, phụ phí nhiên liệu hay xăng dầu đã được thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi vận chuyển.

Cách tính phụ phí xăng dầu như thế nào?

Hiện nay, khi vận chuyển hàng hóa, mọi người thường băn khoăn không biết khoản phụ phí xăng dầu phải chi trả cụ thể là bao nhiêu? Trên thực tế, mức phí này không có sự cố định mà sẽ thay đổi tùy vào từng hãng tàu và tình hình thực tế.

Theo đó, phụ phí xăng dầu sẽ được quy định khác nhau tùy theo hãng tàu và hiệp hội tàu. Họ có thể tính phụ phí nhiên liệu theo phần trăm của cước biển hoặc đưa ra một mức cụ thể đối với khối lượng hàng hóa vận chuyển (một tấn hay một mét khối). Thậm chí, có hãng tàu sẽ tính gộp phụ phí xăng dầu cho mỗi container.

Tuy nhiên, khoản phí này cũng có thể được giảm đi căn cứ vào tình hình thực tế. Ví dụ, giá xăng dầu ở cảng trung gian giảm thì họ có thể giảm cước phụ phí trong quá trình vận chuyển.

Vì vậy, để biết được mức phụ phí cụ thể là bao nhiêu, bạn nên liên hệ với hãng tàu hoặc đơn vị vận tải lựa chọn. Họ sẽ thông tin cụ thể và chi tiết cho bạn.

phí EBS

Cách tính phụ phí nhiên liệu

Phí EBS do người gửi hay người nhận chi trả?

Không chỉ băn khoăn cách tính phụ phí xăng dầu như thế nào, nhiều người còn thắc mắc không biết khoản phụ phí này sẽ do bên nào chi trả? Thậm chí, câu hỏi này còn gây nên tranh cãi khi nhiều người cho rằng phí EBS do người gửi trả, nhưng một số khác lại khẳng định phải do người nhận trả. Vậy thực tế thì sao?

Thực tế, chưa có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đưa ra câu trả lời chính thức và rõ ràng về vấn đề này. Để xác định khoản phụ phí xăng dầu sẽ do bên nào chi trả thì trước tiên mọi người cần làm rõ điều kiện giao nhận trong hợp đồng mua bán. Nếu trong hợp đồng quy định phụ phí xăng dầu do một bên cụ thể chi trả và hai bên đã thống nhất về điều đó thì bên được nhắc đến phải chi trả.

Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng ghi EBS do hai bên thỏa thuận thì bên vận chuyển và bên nhận nên thống nhất rõ ràng trước khi thực hiện hoạt động vận tải. Do đó, các bên cần nắm chắc được các khoản phí và phụ phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để việc thỏa thuận, đi đến thống nhất dễ dàng hơn.

Tóm lại, để biết bên nào chịu phụ phí nhiên liệu thì các bên cần căn cứ vào hợp đồng mua bán. Nếu trong hợp đồng không ghi cụ thể bên nào trả phí thì việc thu phụ phí xăng dầu ở đâu sẽ do hãng tàu quy định. Họ sẽ căn cứ theo luật hãng tàu để thu khoản phí này.

Như vậy, với chia sẻ trên đây, Thông Tiến Logistics đã tổng hợp chi tiết cho bạn về phụ phí EBS. Hy vọng, với thông tin này, bạn đã “bỏ túi” cho mình thêm nhiều kiến thức quan trọng. Hãy áp dụng khoa học kiến thức này để đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.