[ĐỌC NGAY] 5 thông tin cực quan trọng về kho ngoại quan bạn cần biết
Kho ngoại quan là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực Logistics. Với nhiều người, nhất là những người ít khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đây chắc chắn là thuật ngữ khá xa lạ. Thậm chí, một số người con không hiểu rõ kho ngoại quan là gì? Thực hiện các hoạt động gì? Do đó, để giúp bạn có kiến thức tổng quan nhất về thuật ngữ này, bạn nên dành ra 3 phút để đọc hết bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics.
Nội dung bài viết
Kho ngoại quan (Bonded Warehouse) là gì?
Kho ngoại quan là gì? Thế nào là kho ngoại quan? Đều là những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thực tế, kho ngoại quan là hệ thống kho được sử dụng nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong tiếng Anh, loại kho này được gọi là kho Bonded Warehouse.
Để giúp mọi người hiểu rõ về khái niệm của kho Bonded Warehouse, tại các văn bản pháp luật của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa chi tiết nhất. Theo đó:
- Trong Điều 22 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP đã nêu rõ: “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản và thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho với chủ hàng”.
- Ngoài ra, tại Khoản 10, Điều 4 của Luật Hải quan năm 2014 cũng chỉ rõ: “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”.
Kho Bonded Warehouse lưu trữ những loại hàng gì?
Kho ngoại quan cũng tương tự như nhiều hệ thống kho khác như kho CFS, kho bảo thuế, kho công cộng,… đều có khả năng lưu trữ nhiều loại hàng khác nhau. Chủng hàng được lưu trữ tại kho vô cùng đa dạng và thuộc nhiều ngành hàng. Từ hàng hóa thường, đồ gia dụng, thiết bị máy móc cho đến thực phẩm, đồ điện tử,… đều có thể lưu trữ tại kho hàng này. Chỉ cần hàng hóa đó thuộc danh mục được phép vận chuyển theo quy định thì đều có thể gửi vào kho Bonded Warehouse.
Thông thường, kho Bonded Warehouse sẽ thực hiện chức năng lưu trữ một số loại hàng như:
- Các loại hàng đang chờ hoàn tất thủ tục để phân phối và đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.
- Hàng hóa quá cảnh được lưu tại kho của Việt Nam để chuẩn bị bốc xếp và xuất khẩu sang các quốc gia khác.
- Lô hàng đã hoàn tất thủ tục khai báo hải quan và chuẩn bị được xuất khẩu ra nước ngoài.
- Hàng hóa đã hết thời gian tạm nhập khẩu và bắt buộc phải tái xuất khẩu.
- Các loại hàng có quyết định buộc tái xuất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh những loại hàng được phép lưu trữ tại kho Bonded Warehouse thì cũng có nhiều hàng hóa không được lưu giữ tại kho hàng này. Điển hình có thể nhắc đến như:
- Hàng hóa độc hại không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép vận chuyển.
- Hàng hóa có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu theo quy định của nhà nước,…
Thời gian hàng hóa được lưu trữ tại kho Bonded Warehouse
Tại mỗi kho hàng, thời gian hàng hóa được lưu trữ đều có sự khác biệt. Và tại kho Bonded Warehouse cũng vậy, thời gian lưu trữ hàng hóa được quy định rõ ràng trong Luật Hải quan năm 2014. Theo đó, tại Khoản 1, Điều 61, Mục 5 Luật Hải quan nêu rõ: “Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng”.
Trong trường hợp đã quá 12 tháng kể từ ngày hàng hóa được nhập kho nếu chủ hàng không ra nhận hàng và chuyển hàng khỏi kho thì lô hàng đó sẽ được thanh lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi đã ký kết hợp đồng thuê kho Bonded Warehouse để lưu trữ hàng hóa, chủ hàng nên chú ý về thời gian hết hạn của hợp đồng để tránh trường hợp hàng hóa bị thanh lý theo quy định.
Các hoạt động được thực hiện tại kho Bonded Warehouse
Ngoài việc lưu trữ hàng hóa nguyên đai nguyên kiện theo yêu cầu của chủ hàng, kho Bonded Warehouse còn đảm nhiệm chức năng thực hiện nhiều hoạt động khác. Các nghiệp vụ được thực hiện tại đây rất đa dạng và có thể được thực hiện trực tiếp bởi chủ hàng. Trong trường hợp chủ hàng không thể tự thực hiện thì có thể ủy quyền và bàn giao cho đơn vị chủ quản của kho hoặc đơn vị làm thủ tục hải quan thực hiện thay các hoạt động tại đây.
Các hoạt động chính gồm có:
- Gia cố các kiện hàng theo quy định.
- Phân loại và tiến hành bảo quản hàng hóa.
- Chia nhỏ hàng hóa hoặc tiến hành gộp, ghép nhiều lô hàng với nhau.
- Đóng gói bao bì cho hàng hóa theo quy định.
- Lấy mẫu hàng hóa lưu trữ và cung cấp cho bên quản lý kho hoặc làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu cho lô hàng.
- Đặc biệt, tại kho Bonded Warehouse có những kho hàng chuyên dụng được cấp phép để lưu trữ hàng hóa là xăng, dầu, hàng đặc thù và các loại hóa chất nguy hiểm thì có thể thực hiện chuyển đổi và pha chế trong phạm vi được pháp luật cho phép. Trong quá trình chuyển đổi và pha chế phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa khác.
- Các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa trong kho Bonded Warehouse.
Đa phần, các hoạt động được thực hiện tại kho Bonded Warehouse khi thực hiện đều phải đặt dưới sự giám sát của cán bộ Hải quan. Trong trường, chủ hàng muốn chuyển hàng từ kho này sang kho khác thì bắt buộc phải có sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Hải quan quản lý trực tiếp bằng văn bản cụ thể.
Điều kiện thành lập kho ngoại quan như thế nào?
Để thành lập được kho Bonded Warehouse đúng tiêu chuẩn cần đảm bảo được hai yếu tố sau:
Khu vực, vùng được xây dựng kho ngoại quan
Trong văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đã quy định rõ về khu vực, vùng được phép xây dựng kho Bonded Warehouse. Theo đó, tại Khoản 1, Điều 62 Luật Hải quan năm 2014 quy định kho ngoại quan được thành lập tại các địa bàn có các khu vực sau:
- “Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
- Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.”
Dựa trên Luật Hải Quan năm 2014, Nghị Định Số 68/2016/NĐ-CP cũng nêu rõ khu vực được xây dựng kho Bonded Warehouse. Cụ thể, tại điều 10 của Nghị định chỉ rõ: “Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; địa bàn ưu đãi đầu tư; khu vực phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung”.
Điều kiện để doanh nghiệp được thành lập kho ngoại quan
Đối với những doanh nghiệp muốn kinh doanh kho ngoại quan, họ cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ giấy phép kinh doanh: Một doanh nghiệp muốn mở kho Bonded Warehouse thì cần phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định. Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải liên quan đến lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kho bãi,…
- Kho xây dựng phải đạt chuẩn: Kho Bonded Warehouse phải được xây dựng rào chắn để ngăn cách với khu vực xung quanh. Thêm vào đó, bên trong kho phải được trang bị đủ máy móc, thiết bị, nơi làm việc cho đơn vị hải quan,… theo tiêu chuẩn.
- Diện tích kho lớn: Kho nên có diện tích tối thiểu là 5.000 m2. Trong đó, khu vực sử dụng để lưu trữ hàng hóa phải có diện tích lên đến 1.000 m2.
- Cài đặt hệ thống phần mềm quản lý: Để kho hàng đi vào hoạt động và quản lý được lượng hàng trong kho, bắt buộc đơn vị kinh doanh phải trang bị phần mềm quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Lắp đặt camera giám sát: Hệ thống camera giám sát được lắp đặt 24/24 tại nhiều vị trí trong kho. Đặc biệt, dữ liệu phải được lưu trữ tối thiểu trong 12 tháng. Camera phải được kết nối trực tiếp với cơ quan quản lý hải quan.
Chỉ với 3 phút bỏ ra, chắc chắn bạn đã “bỏ túi” cho mình được nhiều thông tin quan trọng liên quan đến kho ngoại quan rồi phải không? Hy vọng với chia sẻ của Thông Tiến Logistics đã giúp bạn có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về hệ thống kho bãi trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi