Hoàn thuế xuất khẩu là gì? Được áp dụng cho những trường hợp nào?
Hoàn thuế xuất khẩu là một trong những thủ tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật hiện hành. Tùy thuộc vào từng trường hợp, tình huống cụ thể mà hàng hóa sẽ được hoàn lại thuế theo quy định. Vậy cụ thể Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tham khảo chi tiết.
Nội dung bài viết
Hoàn thuế xuất khẩu là gì?
Thuế xuất khẩu hay nhập khẩu là những loại thuế gián thu được đánh vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu ra khỏi biên giới Việt Nam. Theo đó, với những hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế sẽ phải đóng thuế theo quy định khi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu nằm trong danh mục được hoàn thuế thì sẽ được hoàn trả lại khoản thuế đã nộp.
Thực chất, hoàn thuế xuất khẩu là trả lại tiền thuế cho đối tượng nộp thuế đối với hàng xuất khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó có quyết định miễn giảm thuế theo quy định. Trường hợp được miễn giảm thuế và hoàn thuế được quy định theo pháp luật.
Những văn bản pháp luật nào quy định về hoàn thuế xuất khẩu?
Hiện nay, để giúp cá nhân, công ty hay doanh nghiệp nắm được thông tin về các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản Luật và Nghị định liên quan. Cụ thể, có thể nhắc đến hai văn bản pháp luật là:
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 quy định cụ thể về luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/09/2016 quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp nào được hoàn thuế xuất khẩu theo quy định?
Trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã quy định rõ ràng, chi tiết về các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu. Cụ thể:
Căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016
Tại Điều 19, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 đã nêu rõ các trường hợp được hoàn thuế. Dựa trên căn cứ đó, có thể xác định một số trường hợp được hoàn thuế như sau:
* Các trường hợp được hoàn thuế:
- Những người đã nộp thuế xuất khẩu theo quy định, nhưng không có hàng hóa để xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu ít hơn so với tiền thuế đã nộp. (1)
- Những người đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng hàng hóa xuất đi phải tái nhập thì sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu. (2)
- Những người đã nộp thuế nhập khẩu, nhưng hàng hóa nhập về phải tái xuất thì họ sẽ được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu. (3)
- Những người đã nộp thuế theo quy định cho hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh, nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
- Những người đã nộp thuế theo quy định đối với hàng hóa là máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân, được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
* Những trường hợp hàng hóa thuộc mục (1), (2), (3) nêu trên được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công hoặc chế biến.
* Thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật thuế.
Căn cứ vào Nghị định 134/2016/NĐ-CP
Dựa trên Điều 19, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng đã nêu rõ về các trường hợp được hoàn thuế theo định. Căn cứ vào Nghị định, có thể tổng hợp các trường hợp hàng hóa được hoàn thuế như sau:
* Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập: Hàng hóa xuất khẩu đã được nộp thuế xuất khẩu, nhưng phải tái nhập thì sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu gồm:
- Hàng hóa đã được xuất khẩu nhưng phải tái nhập (nhập khẩu trở lại) Việt Nam.
- Hàng hóa do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và dịch vụ bưu chính đã nộp thuế theo quy định, nhưng không giao được hàng cho người nhận nên phải tái nhập.
Đối với trường hợp này, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực về hàng hóa tái nhập trên tờ khai hải quan; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.
* Hoàn thuế đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.
- Những người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ giá trị của hàng hóa trong thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đối với hàng tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây, người nộp thuế khi kê khai có trách nhiệm kê khai trung thực, chính xác gồm các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng trên tờ khai hải quan.
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra mọi nội dung khai báo trên tờ khai của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
* Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng họ lại không có hàng để xuất khẩu hoặc số hàng xuất khẩu ít hơn so với số hàng xuất khẩu đã nộp thuế. Trong trường hợp có số tiền thuế tối thiểu sẽ không được hoàn thuế.
- Những người đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng không có hàng hóa để xuất khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu đã nộp được hoàn thuế hoặc thuế xuất khẩu đã nộp tương ứng với hàng hóa thực tế xuất khẩu hoặc ít hơn.
- Các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP, có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng Việt Nam theo tờ khai hải quan làm thủ tục hoàn thuế thì không được hoàn thuế.
- Cơ quan hải quan không tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và không hoàn trả số tiền thuế được hoàn theo quy định tại khoản này.
Hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
Đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét hoàn thuế. Với từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ hoàn thuế sẽ có sự khác biệt. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trong các văn bản luật hiện hành để chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng từ liên quan chính xác.
Về cơ bản, hồ sơ hoàn thuế sẽ gồm có:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất nhập khẩu đã được đính kèm chi tiết tại Phụ lục VII, mẫu số 9 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế. (1 bản photocopy)
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận của cơ quan hải quan là hàng hóa thuộc Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đã thực xuất khẩu. (01 bản photocopy)
- Chứng từ nộp thuế. (1 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu)
Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp thông tin chi tiết về những trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu theo quy định. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để hiểu rõ hơn về quy định hoàn thuế, bạn nên tìm đọc các văn bản pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi