Giảm thuế xuất khẩu được quy định chi tiết như thế nào?

Giảm thuế xuất khẩu là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa. Tương tự như vấn đề miễn thuế, hoàn thuế, giảm thuế cũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết trong một số văn bản luật. Vậy cụ thể đó là những văn bản luật nào? Được quy định chi tiết ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” cho mình một số thông tin hữu ích.

Những trường hợp được giảm thuế xuất khẩu

Hiện nay, trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 của Quốc hội và Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ những trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giảm thuế theo quy định. Theo đó, căn cứ trên hai văn bản này, có thể kể đến một số trường hợp được giảm thuế xuất khẩu như:

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

Tại Điều 18, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 được Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 đã đưa ra các trường hợp cụ thể được giảm thuế theo quy định. Căn cứ vào đó, có thể “điểm danh” các trường hợp gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nhưng nếu gặp phải sự cố như hư hỏng, mất mát thì sẽ được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận về tổn thất thì sẽ được giảm thuế. (1)
  • Mức thuế được giảm đối với trường hợp (1) phải tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Tuy nhiên, nếu hàng hóa xuất khẩu bị hư hỏng hoặc mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.

Việc thực hiện các thủ tục giảm thuế phải tuân theo hướng dẫn và quy định của pháp luật về thuế. Do đó, người thực hiện cần chú ý thực hiện cho đúng.

Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Tại Điều 32 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 01/09/2016 cũng đã nêu ra các trường hợp được giảm thuế xuất khẩu và nhập khẩu theo quy định. Về cơ bản, Nghị định 134/2016/NĐ-CP vẫn quy định tương tự như Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016. Cụ thể:

“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”

Giảm thuế xuất khẩu

Những trường hợp được giảm thuế xuất khẩu được quy định trong văn bản luật

Hồ sơ đề nghị giảm thuế xuất khẩu gồm những gì?

Đối với những trường hợp hàng hóa được giảm thuế xuất khẩu theo quy định, để có thể được giảm thuế thì người nộp thuế phải hoàn tất hồ sơ đề nghị xem xét giảm thuế. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 32, Chương I của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết về hồ sơ giảm thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Căn cứ vào Nghị định, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế được chuẩn bị theo Mẫu số 08, Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP (01 bản chính).
  • Hợp đồng bảo hiểm, thông báo chi trả tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm (nếu có). Trong trường hợp, hợp đồng bảo hiểm không gồm các nội dung, điều khoản bồi thường về thuế thì phải có xác nhận từ phía tổ chức bảo hiểm. Đồng thời, cần chuẩn bị hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với các trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có). Những giấy tờ này cần chuẩn bị 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
  • Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại tại địa bàn phát sinh thiệt hại do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận như biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu. Biên bản này gồm 01 bản chính và phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra thiệt hại.
  • Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Giấy chứng nhận nộp 01 bản chính và phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Giảm thuế xuất khẩu

Hồ sơ giảm thuế xuất khẩu hiện được quy định chi tiết tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Thủ tục và thẩm quyền giảm thuế xuất nhập khẩu như thế nào?

Tại Điều 32, Khoản 3 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã nêu rõ về thủ tục và thẩm quyền giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, dựa trên Nghị định này có thể đưa ra một số thông tin như sau:

  • Người nộp thuế tiến hành nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan, tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc tính từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ thiệt hại, hư hỏng, mất mát của hàng hóa.
  • Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, nếu người nộp thuế đã nộp đủ đồ sơ theo quy định thì Chi cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giám định và thực hiện thủ tục giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục theo quy định tại Điều 23 của Luật hải quan 2014.
  • Đối với trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị giảm thuế sau thời điểm làm thủ tục hải quan:
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hải quan có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính quyết định giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế; trên cơ sở đó, thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Giảm thuế xuất khẩu

Thủ tục và thẩm quyền giảm thuế hiện nay

Thời hạn giải quyết thủ tục giảm thuế thuộc thẩm quyền Chi cục Hải quan

Tại Điểm B, Mục 2, Phần I của Quyết định số 911/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/05/2019 đã nêu rõ về thủ tục, thẩm quyền giảm thuế. Căn cứ vào Quyết định này, có thể chỉ ra một số quy định cụ thể như sau:

Thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải quan. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

  • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 (hai) giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
  • Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
  • Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
  • Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;

Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan thực hiện giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được giảm thuế.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn một số thông tin về quy định giảm thuế xuất khẩu. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về quy định giảm thuế tại một số văn bản luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.