Ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong xuất nhập khẩu

C/O là một loại tài liệu không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Song không phải ai cũng hiểu C/O là gì và cách xin giấy phép C/O được thực hiện ra sao? Hãy Thông Tiến Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

C/O là gì?

xuất xứ hàng hóa

C/O (Certificate of Origin) hay còn được gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

C/O (Certificate of Origin) hay còn được gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là loại tài liệu cực kỳ quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa, bởi nó sẽ xác định được quốc gia xuất xứ của các loại hàng hóa.

Thông thường, C/O sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho các loại hàng hóa được xuất khẩu tại nước đó. C/O cũng phải tuân thủ theo mọi quy định của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu theo đúng các quy tắc xuất xứ.

Mục đích chính của C/O là chứng minh các loại hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có tính hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả 2 quốc gia xuất và nhập khẩu.

Ngoài ra, đối với hàng nhập khẩu có yếu tố C/O hợp lệ sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu với mức ưu đãi từ vài % đến vài chục % tùy theo từng mặt hàng. Cũng chính vì điều này, phía hải quan sẽ kiểm tra rất kỹ về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa khi nhập vào trong nước.

Hiện tại, ở Việt Nam C/O sẽ do 2 cơ quan có thẩm quyền chính trong việc cấp phát đó chính là:

  • Bộ Công thương và phòng xuất nhập khẩu do Bộ Công thương chỉ định: Cơ quan này sẽ có thẩm quyền cấp phát các C/O theo form  A, D và các C/O có sự thỏa thuận bởi các chính phủ.
  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Cơ quan này sẽ có quyền cấp phát các C/O do Bộ Công thương ủy quyền và các C/O còn lại.

Ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận C/O là tài liệu cực kỳ quan trọng giúp xác định xuất xứ hàng hóa và xác định được hàng hóa có nhận được ưu đãi thuế quan hay không.

Chứng từ C/O chỉ được xem là chính thức khi nó do người xuất khẩu cấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu về nước, phía  hải quan sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia xuất khẩu đã cấp. Đa phần, việc xuất trình C/O sẽ là bắt buộc, chẳng hạn với hoạt động vận tải hàng hóa theo Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ hay các đơn vị nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu về các mặt hàng sản xuất, chế biến từ quốc gia kém phát triển đến nước kém phát triển (mẫu C/O  sử dụng sẽ là mẫu hay GSP form A). 

Chứng nhận C/O đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa sẽ do hải quan nước nhập khẩu quy định. Vì thế, về thuế nhập khẩu cũng do hải quan của nước này quy định. C/O cũng rất quan trọng cho việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê, nhất là với mặt hàng thực phẩm. Bên cạnh đó, C/O cũng có vai trò quan trọng trong các quy định về an toàn thực phẩm. 

Trước khi kết thúc giao dịch hợp đồng, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu nên thống nhất việc có sử dụng mẫu C/O hay không. Nếu sử dụng sẽ dùng mẫu C/O nào và nội dung trong mẫu C/O để cập đến sẽ là gì.

C/O ưu đãi là chứng từ xác nhận trong một lô hàng cụ thể có xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do song phương hay đa phương. Chứng nhận này sẽ do phía hải quan của nước nhập khẩu sử dụng để quyết định lô hàng này có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Ưu đãi này có thể theo các khu vực thương mại hoặc liên đoàn hải quan EU hay NAFTA hay trước khi các biện pháp chống thuế phá giá được áp dụng.

Thực tế,  khái niệm “nước xuất xứ” và “xuất xứ ưu đãi” sẽ có nội dung khác nhau. Và Liên minh Châu Âu thường xác định nước xuất xứ không được ưu đãi thông qua địa điểm nơi có giai đoạn sản xuất lớn diễn ra trong quá trình sản xuất.

Một sản phẩm có xuất xứ ưu đãi hay không sẽ phụ thuộc vào quy định mà Hiệp ước thương mại tự do cụ thể sẽ áp dụng. Các quy định này có thể dựa theo giá trị, mức thuế và được gọi là “Quy định về xuất xứ”. Quy định về xuất xứ trong Hiệp ước Thương mại Tự do sẽ quyết định quy tắc cho mỗi sản phẩm được sản xuất dựa theo mã xác định danh mục thuế chung. Bên cạnh đó, mỗi quy tắc sẽ cung cấp nhiều lựa chọn để xác định liệu sản phẩm này có xuất xứ ưu đãi hay không. Ngoài ra, mỗi quy tắc cũng sẽ đi kèm theo quy tắc loại trừ trong đó cũng sẽ xác định trường hợp sản phẩm không được hưởng bất cứ ưu đãi nào.

Các loại C/O phổ biến hiện nay

Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng 13 loại C/O chính như sau:

  • C/O form A: Là giấy chứng nhận xuất xứ dành cho các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước cho Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • C/O form D: Là các loại hàng xuất khẩu sang các quốc gia trong khối ASEAN và thuộc vào diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
  • C/O form E: Phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Mẫu chứng nhận này sẽ sử dụng để xác nhận hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên có trong Hiệp định.
  • C/O form S: Là C/O áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang lào và hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định giữa Việt Nam – Lào.
  • C/O form AK: Được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hay ngược lại. Hàng hóa thuộc các bước ASEAN nhập khẩu sang thị trường Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo đúng  Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
  • C/O form AJ: Là C/O được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, các loại hàng hóa của các nước ASEAN khi xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi từ Hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).
  • C/O form GSTP: Là C/O áp dụng cho những mặt hàng xuất sang hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP). Hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sẽ được hưởng ưu đãi từ GSPT.
  • C/O form B: C/O này sẽ áp dụng cho tất cả các nước  và cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • C/O form ICO: Là C/O cấp cho các mặt hàng cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam được xuất khẩu sang các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
  • C/O form Textile (gọi tắt là form T): Là C/O được cấp cho các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang các nước EU theo Hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
  • C/O form Mexico: C/O này sử dụng cho xuất khẩu các mặt hàng giày dép, dệt may sang Mexico và theo đúng quy định của nước này.
  • C/O form Venezuela: C/O này được cấp cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Venezuela. Do đó, nên mọi thông tin trong C/O sẽ theo đúng quy định của Venezuela.
  • C/O form Peru: Là loại C/O được cấp cho các mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường Peru. Mọi thông tin có trong C/O sẽ theo quy định của Peru.

Trình tự các bước xin cấp C/O

Các bước thực hiện trước khi đề xuất cấp C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Các bước thực hiện trước khi đề xuất cấp C/O

Với các cá nhân, đơn vụ muốn xin đề xuất cấp C/O bạn sẽ thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra sản phẩm định xuất khẩu có đúng theo quy định phù hợp hay không. Nếu sản phẩm không phù hợp sẽ tiếp tục chuyển sang bước thứ 2. 

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở  xác định xuất xứ của hàng hóa).

Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN hoặc nước cho Việt Nam hưởng thuế quan theo GSP. Nếu được hưởng bạn sẽ tiếp tục chuyển sang thực hiện bước thứ 4. 

Bước 4: Kiểm tra xem các sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản hay không. Nếu thuộc danh mục này, sản phẩm sẽ không có xuất xứ theo quy định, còn nếu không bạn sẽ tiếp tục chuyển sang bước 5. 

Bước 5: So sánh thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa khi xuất khẩu để được hưởng ưu đãi thuế suất ở mức thấp nhất.

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có đáp ứng được các quy định xuất xứ phù hợp hay không.

Thủ tục cấp C/O

Về cơ bản, thủ tục cấp C/O sẽ thông qua một số bước như sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân.

Với những trường hợp cá nhân, doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu hàng hóa và nộp đơn đề nghị cấp C/O hàng hóa sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ như:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền xin C/O và con dấu của thương nhân.
  • Giấy đăng ký kinh doanh .
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có công chứng).
  • Danh mục cơ sở sản xuất.

Bước 2: Gửi đơn cho cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

Khi tiếp nhận mẫu xin C/O, tổ chức cấp C/O sẽ kiểm tra hồ sơ và gửi lại người xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp.

  • Nếu hợp lệ sẽ được cấp C/O và báo rõ thời gian cấp.
  • Gửi đề nghị bổ sung chứng từ nếu thiếu thông tin, giấy tờ.
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ trong trường hợp sai sót.
  • Từ chối cấp C/O đối với những trường hợp được pháp luật quy định.

Bước 3: Sau khi hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả giấy chứng nhận xuất xứ C/O cho người yêu cầu.

Hồ sơ đề nghị cấp C/O

Một bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp C/O (mọi thông tin phải được khai hoàn chỉnh và hợp lệ).
  • Mẫu C/O (1 bản gốc và 3 bản sao).
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan (yêu cầu bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và được công chứng)
  • Invoice.
  • Vận đơn.
  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó có thể là chứng từ mua bán, định mức hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu, chứng từ mua hoặc nhập nguyên liệu, bảng kê khai nguyên liệu, tóm tắt quy trình sản xuất, giấy kiểm định.

Thời hạn cấp C/O

Thời hạn cấp C/O sẽ không được quá 3 ngày kể từ khi người  đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ.

Với những trường hợp cần thiết, Tổ chức C/O cũng có thể kiểm duyệt tài liệu này ở ngay nơi sản xuất nếu thấy thông tin trên Bộ hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp C/O hay có những điểm trái luật đối với các C/O đã được cấp trước đó. Đồng thời, mục đích kiểm duyệt sẽ được ghi rõ bằng văn bản. Đối với biên bản này phải được cán bộ kiểm duyệt và Người đề xuất cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Đối với những trường  hợp Người đề nghị cấp C/O và hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký và nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O này sẽ là 5 ngày kể từ khi Người đề xuất cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ.

Trong mọi tình huống, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc chuyển hàng, thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi lỗi này là của họ.

Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

xuất xứ hàng hóa

Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

Đối với quy trình xin cấp C/O tại VCCI, người xin cấp sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Ðơn đề xuất cấp C/O (1 bản).
  • Các tờ C/O đã được kê khai một cách hoàn chỉnh và có ít nhất 4 bản (1 bản chính, 1 bản sao cho khách hàng, 1 bản sao cho doanh nghiệp, 1 bản sao cho cơ quan cấp C/O. Bên cạnh đó, đối với bản C/O Form ICO, người xin cấp sẽ phải sao thêm 1 bản để VCCI sẽ chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO)
  • Các chứng từ xuất khẩu (Chứng minh được hàng hóa này được xuất khẩu từ Việt Nam)
  • Giấy phép xuất khẩu. (Nếu có)
  • Tờ khai hải quan hàng xuất.
  • Giấy chứng thực xuất khẩu. (Nếu có)
  • Invoice.
  • Vận đơn.
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
  • Các loại giấy chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc của hàng hóa, ví dụ như giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
  • Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu, thành phẩm.
  • Ðịnh mức hải quan (nếu có)
  • Bảng kê khai nguyên liệu dùng
  • Chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu
  • Bản công thức sản xuất tóm tắt (áp dụng cho những trường hợp quy định xuất xứ có quy định sự liên quan hoặc chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).
  • Giấy kiểm định (Hoặc giám định) của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký chứng thực xuất xứ hàng hóa C/O

Trong một số trường hợp VCCI có thể sẽ phải xuất trình thêm các loại chứng từ khác như: Công văn giải trình một vấn đề nhất định, L/C, hợp đồng ngoại thương, nguyên liệu sử dụng…

Với những đơn vị lần đầu xin C/O, sẽ phải nộp thêm hồ sơ đơn vị C/O (bao gồm: (Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất;…)

Các loại chứng từ do cơ quan phát hành như tờ hải quan, vận đơn…sẽ phải nộp bản sao có công chứng và xuất trình thêm bản gốc để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu.

Hồ sơ C/O doanh nghiệp phải lưu đầy đủ như nộp tại VCCi và tối thiểu phải 5 năm. Đồng thời, sẽ phải lưu bản sao C/O có công chứng đầy đủ do VCCI cấp (bản này chỉ có giá trị tham khảo) 

Lưu ý: Các thông tin khai báo trong hồ sơ, chứng từ liên quan đến cấp giấy chứng nhận xuất xứ sẽ phải hợp lệ và thống nhất.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi C/O là gì? Ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mọi thắc mắc về C/O, thuế và các thủ tục hải quan, bạn hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được giải đáp tốt nhất.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.