Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng trong khu vực và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các quốc gia tham gia vào Hiệp định CPTPP.

Thông tin chung của Hiệp định CPTPP

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) hay Hiệp định còn có tên gọi tiếng Việt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (theo Wikipedia). 

Ban đầu Hiệp định TPP có sự tham gia của 4 quốc gia đó chính là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore (P4).

Ngày 22/9/2018, Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ tham gia vào P4 với Hiệp định mới và không nằm trong khuôn khổ của Hiệp định P4 cũ. Thay vào đó, các bên tham gia sẽ tiến hành đàm phán Hiệp định mới – Hiệp Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP.  Sau Mỹ là sự tham gia của Australia và Peru.

Với Việt Nam, ban đầu tham gia vào Hiệp định TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt (2009). Trải qua 3 phiên đàm phán, Việt nam chính thức tham gia vào TPP nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC tại Yokohama (Nhật Bản) vào năm 2010.

Trong thời gian đàm phán TPP đã tiếp nhận thêm 4 thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản và nâng số lượng thành viên lên 12 nước.

Trải qua hơn 30 phiên đàm phán cấp kỹ thuật, 10 cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng, các nước TPP kết thúc cơ bản các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta (Hoa Kỳ) vào 10/2015. 

Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP (ngày 30/01/2017 khiến Hiệp định không thể thực hiện theo đúng nội dung như ban đầu. Chính vì thế, các quốc gia còn lại tích cực nghiên cứu, trao đổi để thống nhất hướng xử lý Hiệp định TPP trong giai đoạn mới.

Vào tháng 11/2017, 11 quốc gia thành viên còn lại đưa ra tuyên bố đổi TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định được ký kết vào ngày 3/2018, các thành viên tham gia bao gồm 11 nước còn lại. Hiệp định được phê chuẩn bởi 7 nước (Australia, Mexico, Singapore, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Việt Nam) và có hiệu lực từ 30/12/2018. Ở Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.

Nội dung cam kết trong Hiệp định CPTPP

CPTPP

Nội dung của Hiệp định CPTPP sẽ giữ nguyên toàn bộ các cam kết của TPP (trừ những điểm cam kết của Hoa Kỳ và với Hoa Kỳ)

Về cơ bản, nội dung của Hiệp định CPTPP sẽ giữ nguyên toàn bộ các cam kết của TPP, ngoại trừ những điểm đã cam kết của Hoa Kỳ hoặc với nước này. Đồng thời, các nước thành viên được tạm hoãn đối với 20 nhóm nghĩa vụ, điều này sẽ đảm bảo cân bằng quyền lợi cho các quốc gia trước bối cảnh Hoa kỳ rút khỏi Hiệp định.

20 nhóm nghĩa vụ sẽ thực hiện tạm hoãn trong Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bao gồm:

  • 11 nghĩa vụ liên quan đến Chương sử hữu trí tuệ;
  • 2 nhóm liên quan đến Chương mua sắm của Chính phủ;
  • 7 nghĩa vụ còn lại liên quan đến Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Môi trường.

Riêng các cam kết về mở cửa thị trường có trong Hiệp định TPP trước đó vẫn sẽ được giữ nguyên  và áp dụng trong bản Hiệp định CPTPP.

Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP

Trong thời gian tham gia vào Hiệp định CPTPP, mang đến rất nhiều cơ hội cho Việt Nam. Song cũng có không ít thách thức mà Việt Nam gặp phải khi tham gia vào Hiệp định này. Cụ thể:

Cơ hội của Việt Nam khi tham gia CPTPP

CPTPP

Với cam kết giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Lợi ích về xuất khẩu

Các nước trong Hiệp định CPTPP, nhất là những nước lớn như Canada, Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, khi Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong CPTPP sẽ được ưu đãi cắt giảm thuế quan.

Ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực các mặt hàng điện, điện tử, nông sản của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế quan. Với mức độ cam kết này, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 4,04% vào năm 2035 (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Khi tham gia vào Hiệp định CPTPP Việt Nam sẽ có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng công bằng. Theo dự báo tính đến năm 2030, kim       Việt Nam sang các nước trong CPTPP tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USB và chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu (theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới)

Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Các nước CPTPP hiện đang chiếm lĩnh 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại trên 10.000 tỷ USD. Việc tham gia vào CPTPP sẽ giúp Việt Nam nâng tầm kinh tế trong giai đoạn 5 – 10 năm tới. Bằng việc phát triển kinh tế, giảm việc gia công, lắp ráp, tăng năng suất lao động, Việt Nam sẽ sớm bước sang giai đoạn phát triển ngành điện tử, công nghệ xanh…

Lợi ích đối với các ngành

Khi tham gia vào Hiệp định CPTPP một số ngành sẽ có sự tăng trưởng lớn như đồ uống, thuốc lá, thực phẩm, dệt may, một số ngành dịch vụ. Trong khi đó, tăng trưởng lớn nhất sẽ tập trung ở thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, giá chất, đồ nhựa, da, máy móc, thiết bị vận tải và trang thiết bị khác. 

Đối với những nhóm ngành công nghiệp nhẹ khi tham gia vào Hiệp định CPTPP sẽ có khả năng tăng trưởng 4 – 5% và ước đạt xuất khẩu tăng  8,7% – 9,6% (Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Lợi ích về cải cách thể chế

Tham gia vào CPTPP sẽ tạo cơ hội để Việt Nam hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế kinh tế thị trường. Bên cạnh đó sẽ hoàn thiện được môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, dễ đoán, từ đó sẽ thúc đẩy được quá trình đầu tư trong và ngoài nước. 

Lợi ích về việc làm, thu nhập

CPTPP tạo cơ hội giúp Việt Nam nâng cao tốc độ tăng trưởng, kéo theo đó là giải quyết được vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Ước tính mỗi năm CPTPP sẽ nâng tổng số việc làm cho khoảng 20.000 – 26.000 lao động (nghiên cứu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 

Việc tăng trưởng kinh tế sẽ giúp Việt Nam có thêm nguồn lực cải thiện chất lượng lao động, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, Hiệp định CPTPP cũng bao gồm cam kết bảo vệ môi trường, tự do hóa thương mại theo hướng thân thiện môi trường sẽ tạo tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn.

Thách thức khi tham gia CPTPP

CPTPP

Các mặt hàng xuất khẩu thịt lợn, thịt gà từ Việt Nam sang các nước CPTPP có sức cạnh tranh còn kém

Trên thực tế, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như thịt lợn, thịt gà xuất khẩu sang các nước CPTPP có sức cạnh tranh còn kém. Một số sản phẩm công nghiệp thế mạnh từ các nước tham gia  CPTPP (giấy, thép, ô tô..) như cũng là điều cản trở cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. 

Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam cũng sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi quy định về thương mại, hải lao động, sở hữu trí tuệ…

Sự cạnh tranh trong CPTPP làm cho một số doanh nghiệp đang dựa vào sự bao cấp của nhà nước, doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.

Với việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm thu ngân sách nhưng cũng không tác động quá nhanh, bởi có đến đến 7/10 nước tham gia CPTPP đã có FTA với Việt Nam. Trước thực trạng đó, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công. Bộ tài chính đã và đang thực hiện cơ cấu tái cơ cấu ngân sách nhà nước trong đó có việc hoàn thiện luật, chính sách thuế, quản lý thuế để tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa làm cơ sở bảo đảm bền vững ngân sách quốc gia.

Đối với thuế xuất khẩu, do Việt Nam giữ lại thuế xuất khẩu với một số mặt hàng có nguồn thu lớn như dầu thô, khoáng sản. Do đó, tác động giảm thu sẽ không quá lớn.

Bên cạnh đó, với lợi ích của Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó sẽ đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước thông qua khoản thuế nội địa và hóm phần cân bằng thu chi cho ngân sách quốc gia.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.