5 thông tin cần biết về thủ tục nhập khẩu đèn LED [KHÔNG NÊN BỎ LỠ]
Đèn LED là mặt hàng có khá nhiều thay đổi trong quy định và chính sách nhập khẩu mà cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được. Theo đó, khi nhập khẩu đèn LED thuộc nhóm quản lý chuyên ngành, đơn vị nhập khẩu phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng và một số thủ tục khác. Vậy thủ tục nhập khẩu đèn LED được thực hiện chi tiết như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” đáp án cho mình bạn nhé!
Nội dung bài viết
Các văn bản pháp lý liên quan đến thủ tục nhập khẩu đèn LED
Để thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED đầy đủ và chính xác nhất, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu nên tìm hiểu một số văn bản pháp luật quy định về thông tin này. Theo đó, bạn có thể tìm đọc một số văn bản sau:
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng”
- Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.
- Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng
- Quyết định 4889/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ công thương công bố Tiêu chuẩn Việt Nam và hướng dẫn công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED
- Thông tư 08/2019/BKHCN ngày 25/9/2019 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 19/2019/BKHCN ) về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED
- Căn cứ theo quyết định 3810/QĐ- BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ, mặt hàng đèn LED phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 19/2019/BKHCN.
- Và một số văn bản khác.
Quy định về chính sách nhập khẩu đèn LED
Ngoài việc tìm đọc các văn bản pháp lý liên quan đến thủ tục nhập khẩu đèn LED, bạn cũng cần nắm được các quy định cụ thể khi nhập khẩu mặt hàng này.
Các quy định về chính sách mặt hàng
Theo quy định, đèn LED mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp được phép nhập khẩu về nước như bình thường. Tuy nhiên, khi nhập khẩu cần chú ý tìm hiểu kỹ chính sách nhập khẩu vì một số loại đèn LED phải tiến hành kiểm tra chất lượng sau thông quan, kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng và công bố hợp quy.
Như vậy, ngoài thủ tục nhập khẩu thông thường, người nhập khẩu đèn LED còn phải thực hiện thêm nhiều thủ tục khác. Đó là các thủ tục về kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng,…
Để biết được mặt hàng đèn LED nhập về có chính sách đặc biệt khi nhập khẩu hay không, bạn nên liên hệ với các bên chuyên môn để được giải đáp. Mọi thông tin cần tư vấn về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.
Các loại đèn LED có chính sách đặc biệt khi nhập khẩu
Như đã chia sẻ ở trên, khi nhập khẩu đèn LED, tùy thuộc vào từng loại đèn mà sẽ có quy định khác nhau về thủ tục nhập khẩu. Theo đó, một số loại đèn có mã HS như chia sẻ dưới đây phải chứng nhận hợp quy an toàn điện và tương thích điện từ theo QCVN 19:2019/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ:
Mã HS | Mô tả hàng hóa | Phạm vi điều chỉnh |
---|---|---|
85395000 | Đèn đi-ốt phát quang (LED) | – Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V. – Đèn điện LED thông dụng cố định. – Đèn điện LED thông dụng di động. – Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. |
94051091 | Đèn rọi | – Đèn điện LED thông dụng cố định. |
94052090 | Loại khác | – Đèn điện LED thông dụng di động. |
Ngoài ra, khi nhập khẩu đèn LED, một số mặt hàng còn phải tiến hành kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng. Cụ thể là:
- Về công suất: Nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V, dùng cho mục đích thông dụng. Ví dụ dùng đèn để chiếu sáng trong nhà, văn phòng. Đối với đèn dùng cho mục đích chiếu sáng công cộng thì không cần.
- Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (self-ballasted LED lamp).
- Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13
Mã HS của đèn LED
Mã HS là mã phân loại hàng hóa được áp cho các mặt hàng nhất định khi nhập khẩu dựa trên đặc điểm riêng của sản phẩm đó. Đối với hàng đèn LED, hiện nay các sản phẩm trên thị trường đang có nhiều loại. Do đó, việc áp mã HS cần căn cứ vào mặt hàng thực tế mà doanh nghiệp nhập về.
Với sản phẩm đèn LED được chúng tôi đề cập trong bài viết này gồm các loại có mã HS như sau:
- 85395000: – Đèn đi-ốt phát quang (LED)
- 94051091: – – Đèn rọi
- 94052090: – – Loại khác
Để đảm bảo tra cứu được mã HS chính xác cho mặt hàng nhập về, doanh nghiệp cần căn cứ vào loại đèn LED thực tế nhập khẩu. Trường hợp không tự thực hiện được nghiệp vụ tra cứu mã HS thì doanh nghiệp nên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Thủ tục nhập khẩu đèn LED chi tiết theo từng bước
So với hàng hóa thông thường, thủ tục nhập khẩu đèn LED được nhiều người đánh giá phức tạp hơn khá nhiều. Đặc biệt với mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành thì thủ tục lại càng phức tạp.
Theo đó, ngoài các thủ tục nhập khẩu thông thường, bạn phải thực hiện theo nhiều thủ tục khác. Cụ thể bạn có thể tham khảo nội dung sau (chỉ mang tính tham khảo):
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với một số mặt hàng đèn LED sau thông quan. Do đó, nếu nhập khẩu đèn LED phải kiểm tra chất lượng sau thông quan thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký theo hướng dẫn.
Về hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu
- Hợp đồng mua hàng (Sales contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp
- Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của các tổ chức cá nhân nhập khẩu.
- Và một số giấy tờ khác (nếu có)
Bước 2: Đăng ký kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng
Đây là bước được thực hiện với những mặt hàng đèn LED phải tiến hành kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan (có thể mở tờ khai điện tử), điền đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động thông quan hàng hóa.
Về bộ hồ sơ hải quan, người khai hải quan cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa – C/O.
- Và một số giấy tờ khác
Bước 4: Thử nghiệm, làm chứng nhận hợp quy
Sau khi xin kéo hàng về kho, doanh nghiệp có thể mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để kiểm tra về chất lượng, hiệu suất năng lượng của loại đèn nhập về để làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm.
Bước 5: Đăng ký dán nhãn năng lượng
Theo quy định Khoản 1, Điều 5, Thông tư 36/2016/TT-BCT thì “Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương..”
Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho sản phẩm gồm một số giấy tờ sau:
- Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm đèn LED.
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model đèn LED.
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài).
- Mẫu nhãn dán năng lượng dự kiến.
Bước 6: Tiến hành công bố hợp quy
Căn cứ vào Thông tư 08/2019/TT-BKHCN và Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN thì các sản phẩm đèn LED khi nhập khẩu đều phải làm hợp quy, kiểm tra chất lượng trước khi bán ra ngoài thị trường.
Về hồ sơ xin công bố hợp quy doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- Bản công bố hợp chuẩn theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao)
- Tiêu chuẩn áp dụng (Sao y bản chính)
- Kết quả chứng nhận (Sao y bản chính)
Bước 7: Dán nhãn năng lượng, tem hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường
Cuối cùng, trước khi lưu thông đèn LED ra ngoài thị trường, doanh nghiệp tiến hành dán nhãn năng lượng, tem hợp quy và một số tem phụ khác (nếu có) cho sản phẩm.
Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu đèn LED
Khi nhập khẩu đèn LED về Việt Nam, doanh nghiệp cần phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Mức thuế cụ thể được áp dụng cho từng mặt hàng dựa trên mã HS áp cho loại hàng đó.
Vì vậy, để biết được đèn LED nhập về chịu mức thuế như thế nào, doanh nghiệp cần dựa vào loại hàng thực tế nhập khẩu để xác định.
Với doanh nghiệp chưa nắm được chính sách về thuế và thủ tục nhập khẩu đèn LED thì có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ chi tiết.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu đèn LED. Tuy nhiên, nội dung trên đây chỉ mang tính tham khảo. Do đó, để được hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất, bạn nên liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.
* Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể không còn phù hợp do những thay đổi về quy định, chính sách nhập khẩu tại thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu. Để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1800 6963.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi