Thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu nhiệt kế
Nhiệt kế là mặt hàng được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid đang căng thẳng như hiện nay. Do đó, việc nhập khẩu nhiệt kế được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy thủ tục và chính sách nhập khẩu nhiệt kế được thực hiện ra sao? Hãy cùng xem chi tiết ở nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết
Quy định nhập khẩu nhiệt kế về Việt Nam
Nhiệt kế là dụng cụ y tế được sử dụng phổ biến trong y tế và trong các hộ gia đình. Hiện tại, trên thị trường đang bày bán với nhiều mẫu mã và cách sử dụng khác nhau. Theo quy định hiện hành, nhiệt kế không phải là danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục để nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam theo đúng quy định.
Đối với mặt hàng nhiệt kế nằm trong danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý của của Bộ Y tế. Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải làm phân loại là trang thiết bị y tế loại B – TBYT có mức độ rủi ro trung bình theo Thông Tư số 14/2018/TT-BYT.
Mã HS của nhiệt kế
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa muốn xác định được chính sách, thủ tục nhập khẩu trước tiên các doanh nghiệp cần xác định được mã HS của sản phẩm. Đối với mặt hàng nhiệt kế có mã HS thuộc Chương 90 về dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng.
- Mã HS 9025 (nhóm lớn): Tỷ trọng kế và các dụng cụ đo dạng nổi tương tự, nhiệt kế, hoả kế, khí áp kế, ẩm kế, có hoặc không ghi, và tổ hợp của chúng.
- Mã HS 90251919 (nhóm nhỏ): Nhiệt kế điện tử:
- Mã HS 90251920 (nhóm nhỏ): Nhiệt kế thủy ngân.
Việc xác định chi tiết mã HS của sản phẩm nhiệt kế thủy ngân sẽ dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của sản phẩm. Theo quy định hiện hành, mã HS sẽ dựa vào cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ kết quả của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan sẽ là cơ sở để áp mã HS cho từng mặt hàng khi nhập khẩu.
Lưu ý: Mã HS được Thông Tiến Logistics tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thủ tục phân loại nhiệt kế
Đối với sản phẩm nhiệt kế, hiện đang thuộc quyền quản lý lý trực tiếp của Bộ Y tế. Cũng chính vì thế, khi muốn nhập khẩu về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các thủ tục phân loại như sau:
Nhiệt kế hồng ngoại thuộc hàng hóa quản lý của Bộ Y Tế, khi nhập khẩu cần thực hiện:
Về cơ bản, mặt hàng nhiệt kế là trang thiết bị y tế được phân ra loại B (cũng không ngoại trừ một số trường hợp được phân ra thiết bị y tế loại A, tùy thuộc vào công dụng, thiết kế của từng mặt hàng).
Khi có kết quả phân loại TTBYT loại B, các doanh nghiệp sẽ phải làm thêm đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D.
*Lưu ý: Đến năm 2022 có văn bản mới phê duyệt về một số nội dung, thủ tục được giảm thiểu trong việc kinh doanh TBYT. Khi có quyết định cụ thể, Thông Tiến Logistics sẽ cập nhật chi tiết ở nội dung này.
Thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng nhiệt kế
Về thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thiết kế, các doanh nghiệp sẽ phải làm các thủ tục theo đúng khoản 5 điều 1 trong Thông tư 39/2018/TT-BTC (được sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Theo đó, bộ chứng từ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp (nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp sẽ phải nộp bản gốc);
- Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp;
- Giấy giới thiệu – Bản chính;
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử (nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan);
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp (áp dụng tùy trường hợp)
- Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính (chỉ áp dụng với một số bưu cục);
- Kết quả phân loại TTBYT loại B
Nhãn mác của nhiệt kế
Bất cứ một mặt hàng nào khi nhập khẩu về Việt Nam bắt buộc phải có đầy đủ nhãn mác của sản phẩm. Đối với mặt hàng nhiệt kế, khi nhập khẩu sẽ phải thể hiện đầy đủ nội dung sau đây:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Chính sách thuế khi nhập khẩu nhiệt kế
Khi nhập khẩu nhiệt kế về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải chi trả 2 khoản thuế bắt buộc đó là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể:
- Thuế giá trị gia tăng của nhiệt kế là 10%.
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng nhiệt kế là 0%
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, các doanh nghiệp có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với điều kiện đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định đưa ra. Do đó, các doanh nghiệp nên lưu ý nội dung này để không bỏ lỡ ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hóa.
Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu nhiệt kế. Mọi thông tin chi tiết về thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ tốt nhất.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành của Nhà nước. Do đó, để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu, bạn nên liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi