Các loại hối phiếu sử dụng trong thanh toán quốc tế
Hối phiếu là hình thức vay ngắn hạn và được sử dụng nhiều trong các thanh toán giao dịch quốc tế. Vậy hối phiếu là gì? Có những loại hối phiếu nào được sử dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế? Hãy cùng Thông Tiến Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây,
Nội dung bài viết
Hối phiếu là gì?
Hối phiếu (bill) là công cụ vay nợ ngắn hạn được phát hành dưới dạng văn bản. Nội dung hối phiếu sẽ yêu cầu người phát hối phiếu (người nợ tiền) trả tiền cho người được hưởng hối phiếu (chủ nợ) vào thời điểm được quy định sẵn trên hối phiếu hoặc ở thời điểm nhận được hối phiếu (tức là sẽ trả tiền ngay khi nhận được yêu cầu).
Khi ngân hàng đã chấp nhận và ký hậu, hối phiếu sẽ có thể được thương lượng hoặc chiết khấu với giá thấp và hơn nửa lãi suất cũng sẽ thấp hơn thị trường.
Hối phiếu thường có thời hạn cao nhất là 6 tháng và được sử dụng nhiều cho việc tài trợ thương mại và nhu cầu luân chuyển ngành nông nghiệp, công nghiệp. “Hối phiếu nội địa” sử dụng cho mục đích tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong nước, hiện tại loại hối phiếu này đã được thay thế bằng các khoản vay ngân hàng. Còn hối phiếu nước ngoài, sử dụng trong các giao dịch ngoại thương.
Đặc điểm của hối phiếu
Tính bắt buộc của hối phiếu
Một khi người yêu cầu phát hành hối phiếu, người trả hối phiếu sẽ phải trả đủ tiền và đúng thời gian đã được ghi trên hối phiếu. Đồng thời, người trả hối phiếu sẽ không được viện bất cứ lý do gì để từ chối trả tiền cho người ký phát hối phiếu. Trừ khi hối phiếu được lập ra trái với những đạo luật chi phối của nó.
Tính trừu tượng của hối phiếu
Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân lập hối phiếu, mà chỉ có số tiền và nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực hối phiếu cũng sẽ không bị ràng buộc nguyên nhân sinh ra hối phiếu, hiểu theo cách khác nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu chỉ mang tính trừu tượng.
Tính lưu thông của hối phiếu
Hối phiếu có thể chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn phải trả. Sở dĩ hối phiếu có tính chất này do hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người kia. Đồng thời, trên hối phiếu chỉ đề cập đến một giá trị tiền nhất định.
Các bên tham gia hối phiếu
- Người ký phát (drawer): Người ký phát hối phiếu có thể là người bán, người cung cấp dịch vụ, nhà xuất khẩu…
- Người bị ký phát (còn gọi là người thụ tạo, drawee): Là người có nghĩa vụ trả theo đúng số tiền được đề cập trên hối phiếu.
- Người chấp nhận (acceptor): là người bị ký phát (có thể là ngân hàng) sau khi đã ký chấp nhận hối phiếu.
- Người thụ hưởng (beneficiary): Là người sở hữu hối phiếu một cách hợp pháp. Bên cạnh đó, người thụ hưởng cũng sẽ có quyền được nhận thanh toán số tiền đã ghi trên hối phiếu.
- Người chuyển nhượng (endorser hay assignor): Là đối tượng sẽ được hưởng quyền lợi hối phiếu từ người khác thông qua việc trao tay hoặc qua thủ tục “ký hậu”.
- Người bảo lãnh (avaliseur) trừ người phát và bị ký phát hối phiếu, thì bất kỳ đối tượng nào ký tên vào hối phiếu đều có thể trở thành người bảo lãnh.
Các loại hối phiếu sử dụng trong thanh toán quốc tế
Có rất nhiều loại hối phiếu được sử dụng trong các giao dịch thanh toán thương mại quốc tế. Hiện tại, các loại hối phiếu sẽ được phân loại thông qua các tiêu chí như sau:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền
- Hối phiếu trả tiền ngay: Là loại hối phiếu áp dụng cho trường hợp người trả tiền khi nhận sẽ phải trả tiền ngay cho người phát hối phiếu. Đồng thời, người bị ký phát sẽ không được viện bất kỳ lý do gì để trì hoãn hay từ chối trả tiền.
- Hối phiếu có kỳ hạn: Khi hối phiếu này được gửi đi, người bị ký phát sẽ phải ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu. Việc trả tiền sẽ được xác định vào một ngày nhất định trong tương lai.
Căn cứ vào chứng từ hàng hóa đi kèm
- Hối phiếu trơn (Clean bill of Exchange): Phát hành với mục đích đòi tiền và không có chứng từ hàng hóa đi kèm. Loại hối phiếu này sử dụng để trả các khoản tiền phạt, tiền bồi thường, phí vận tải…
- Hối phiếu kèm chứng từ: Được phát hành cho nhà nhập khẩu (người mua hàng) và đi kèm với bộ chứng từ. Có thể hiểu là chứng từ và hối phiếu sẽ được gửi đến người mua hàng cùng lúc và không được tách rời.
Căn cứ vào tính chuyển nhượng
- Hối phiếu đích danh: Nội dung của hối phiếu sẽ ghi rõ tên người thụ hưởng, đồng thời sẽ không có điều khoản trả theo lệnh. Do đó, hối phiếu này sẽ không thể chuyển nhượng được.
- Hối phiếu vô danh: Hối phiếu này sẽ không ghi đích danh tên người thụ hưởng, thay vào đó sẽ có nội dung “trả cho người cầm hối phiếu”. Cũng có nghĩa là ai cầm tờ hối phiếu này sẽ là người được thụ hưởng.
- Hối phiếu theo lệnh: Hối phiếu này sẽ ghi theo lệnh của người hưởng thụ. Loại hối phiếu này sẽ được chuyển nhượng cho người khác thông qua việc ký hậu chuyển nhượng.
Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu
- Hối phiếu thương mại (Commercial bill): Hối phiếu này sẽ do bên xuất khẩu (người bán) lập để đòi tiền hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng cho bên người nhập khẩu (người mua).
- Hối phiếu ngân hàng (Banker’s bill): Loại hối phiếu này sẽ do ngân hàng ký phát. Số tiền này sẽ được chi trả cho người được hưởng số tiền cụ thể được ghi trên hối phiếu.
Mong rằng, với bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hối phiếu và các loại hối phiếu được sử dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến hối phiếu, thuế quan và các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, bạn hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được giải đáp cụ thể nhất.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi