Quy trình nhập khẩu hàng hóa cơ bản cho người mới bắt đầu từ A – Z

Bạn cần nhập khẩu một lô hàng? Bạn muốn nhập khẩu hàng hóa về nước? Nhưng bạn không biết quy trình nhập khẩu hàng hóa như thế nào? Các bước thực hiện ra sao? Vì vậy, để giúp bạn giải đáp câu hỏi này, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics.

Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức kinh doanh là gì?

Nhập khẩu hàng hóa kinh doanh là hình thức nhập khẩu thông dụng nhất hiện nay. Không chỉ phổ biến tại Việt Nam, loại hình nhập khẩu này còn xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy thực chất nhập khẩu hàng hóa kinh doanh là gì?

Thực chất, nhập khẩu hàng hóa kinh doanh là loại hình nhập khẩu hàng hóa dựa trên hợp đồng mua bán giữa hai bên với mục đích bán lại sản phẩm tại thị trường nội địa hoặc sử dụng làm nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất trong nước.

Nói một cách dễ hiểu thì người nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thông qua hợp đồng mua bán quốc tế. Hàng hóa được họ nhập về được trao đổi, buôn bán tại thị trường trong nước hoặc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Ví dụ cụ thể:

  • Doanh nghiệp nhập khẩu đồ điện tử, thiết bị điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng.
  • Chủ shop, cá nhân nhập quần áo từ Trung Quốc về bán online, bán tại cửa hàng.

Đối với loại hình nhập khẩu hàng hóa kinh doanh, thông thường có hai hình thức phổ biến tại Việt Nam đó là:

  • A11 – Nhập hàng kinh doanh tiêu dùng (làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu).
  • A12 – Nhập hàng kinh doanh sản xuất (làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu).
quy trình nhập khẩu hàng hóa

Khái niệm cơ bản về nhập khẩu hàng hóa theo hình thức kinh doanh

Quy trình nhập khẩu hàng hóa theo hình thức kinh doanh như thế nào?

Tùy thuộc vào loại hàng cũng như mục đích nhập khẩu mà quy trình nhập khẩu hàng hóa sẽ có sự khác nhau giữa từng bên. Tuy nhiên, về cơ bản, quy trình nhập khẩu gồm có những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Một trong những bước đầu tiên bạn cần thực hiện khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, đó chính là xác định loại hàng nhập khẩu. Bởi vì, không phải loại hàng nào cũng được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu sẽ được chia thành 5 trường hợp sau:

  • Hàng thương mại thông thường: Là loại hàng đủ tiêu chuẩn nhập khẩu theo quy định. Với loại hàng này, bạn sẽ tiến hành các bước tiếp theo của quá trình nhập khẩu.
  • Hàng bị cấm: Đây là hàng hóa nằm trong danh mục cấm vận đã được Nhà nước quy định chi tiết. Với loại hàng này, bạn tuyệt đối không nhập khẩu về nước vì sẽ bị phạt và đối mặt với trách nhiệm pháp lý khi cố tình vận chuyển.
  • Hàng buộc phải xin giấy phép nhập khẩu: Đây là những hàng hóa đặc biệt được liệu kê tại Phụ lục của Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Nếu hàng hóa bạn định nhập khẩu thuộc nhóm hàng này, bạn cần hoàn thành thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa về nước.
  • Hàng hóa cần công bố quy chuẩn: Nếu bạn nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm 2 – Loại hàng có khả năng gây mất an toàn thì bắt buộc phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành và được công bố hợp quy chuẩn. Việc xin công bố hợp quy chuẩn phải được thực hiện trước khi nhập khẩu hàng về nước.
  • Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra và đưa ra kết luận loại hàng đó có đủ tiêu chuẩn chuyên ngành hay không.

Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Sau khi xác định loại hàng nhập khẩu được phép nhập về nước theo quy định thì bạn có thể tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với người xuất khẩu. Đây là bản hợp đồng thể hiện giao dịch mua bán giữa hai bên và cần có khi thực hiện thủ tục thông quan.

Khi ký kết hợp đồng, bạn cần chú ý hợp đồng cần có đủ các thông tin như: Tên hàng hóa, số lượng hàng, trọng lượng hàng, quy cách đóng gói, giá bán,… Ngoài ra, hợp đồng ngoại thương cũng phải thể hiện được các tiêu chí như: Điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, thời hạn và phương thức thanh toán, chứng từ cần chuẩn bị cho người mua, thỏa thuận khác,…

Hợp đồng thương mại phải được thể hiện bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của hai bên mua bán.

Bước 3: Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bạn cần thực hiện. Theo đó, căn cứ vào thỏa thuận trên hợp đồng về thời hạn và phương thức thanh toán, người nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán tiền hàng theo quy định.

Bước 4: Đóng hàng, giao hàng và vận chuyển

Dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người xuất khẩu sẽ tiến hành đóng hàng, giao hàng đến địa điểm bốc xếp theo quy định và đúng thời gian thỏa thuận. Sau khi hàng hóa đủ tiêu chuẩn để vận chuyển sẽ được xếp lên phương tiện vận tải và tiến hành vận chuyển quốc tế.

Tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên mà hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ. Sau khi hàng đã lên phương tiện vận chuyển, người bán sẽ gửi bộ chứng từ cho người mua.

Bước 5: Kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi hàng được xếp lên phương tiện vận tải, người bán sẽ gửi cho người mua bộ chứng từ gồm các giấy tờ là:

  • Hợp đồng ngoại thương (Hợp đồng thương mại)
  • Bill of Lading (B/L – Vận đơn): Bộ vận đơn gồm có 3 bản chính
  • Commercial Invoice: Hóa đơn thương mại gồm 3 bản chính
  • Packing List: Bản kê khai chi tiết hàng hóa gồm 3 bản chính
  • C/O (Certificate of Origin): Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
  • Tùy vào mặt hàng nhập khẩu cũng như thỏa thuận giữa hai bên mà sẽ có thêm một số loại giấy tờ như C/Q – chứng nhận chất lượng, C/A – chứng nhận phân tích, Fumigation Certificate – giấy xác nhận hun trùng, bảo hiểm hàng hóa,…

Bạn cần kiểm tra kỹ bộ chứng từ để đảm bảo thông tin chính xác, giấy tờ đầy đủ tránh việc phải tốn thời gian, chi phí chỉnh sửa trong trường hợp sai sót.

Bước 6: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Đối với những mặt hàng thuộc nhóm phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định thì khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Việc đăng ký kiểm tra nên được thực hiện trước khi hàng hóa được nhập khẩu về nước.

Thời gian phù hợp để đăng ký kiểm tra chuyên ngành là sau khi nhận được thông báo hàng đến là trước 1 – 2 ngày tàu hoặc máy bay đến cảng dỡ hàng.

* Lưu ý: Bước này chỉ áp dụng với hàng hóa trong danh sách yêu cầu kiểm tra chuyên ngành. Với những mặt hàng không phải kiểm tra chuyên ngành thì bỏ qua bước này.

Bước 7: Thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập khẩu theo quy định

Hàng hóa sau khi đến cảng dỡ hàng để có thể nhập khẩu về nước thì bắt buộc phải thực hiện khai báo hải quan theo quy định. Hiện nay, để giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nắm được thông tin chi tiết về thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền đã quy định chi tiết trong các văn bản:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 25/03/20215 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC của Bộ Tài Chính ngày 06/09/2018 về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hợp nhất hai Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC.

Về cơ bản, trên trang Hải quan Việt Nam của Tổng cục Hải quan đã nêu ra quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng nhập khẩu gồm 4 bước:

  • Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
  • Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
  • Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
  • Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Để hoàn tất quy trình nhập khẩu hàng hóa thì nộp thuế là bước vô cùng quan trọng. Thông thường, sau khi tờ khai truyền đi được thông quan thì bạn sẽ tiến hành nộp thuế (đối với mặt hàng chịu thuế nhập khẩu) theo quy định. Hàng nhập khẩu có thể gồm các loại thuế là:

  • Thuế nhập khẩu, thuế VAT
  • Một số trường hợp có thể phải nộp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường.

Khi hoàn tất bước nộp thuế, bạn chỉ cần in mã vạch tờ khai từ website của Tổng cục Hải quan và đến đến Hải quan giám sát hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Tới bước này, có thể xem như quy trình nhập khẩu hàng hóa đã hoàn tất.

Bước 9: Chuyển hàng về kho

Để chuyển hàng về kho, bạn cần chuẩn bị phương tiện để chở hàng và nhà khoa để dự trữ hàng. Sau khi người nhập khẩu đã nhận đủ hàng và chuyển hàng về kho an toàn thì nên giữ lại bộ chứng từ nhập khẩu để phòng khi phải làm việc với cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan.

quy trình nhập khẩu hàng hóa

Các bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa (Nội dung tham khảo)

Thời hạn xử lý thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Hiện nay, để giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nắm được thời hạn xử lý thủ tục hải quan, tại Điều 23 của Luật Hải quan 2014 đã quy định chi tiết về điều này. Theo đó, dựa vào Điều luật, có thể tóm tắt thông tin như sau:

  • Thời gian tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ Hải quan: Được thực hiện ngay sau khi người khai Hải quan nộp đầy đủ hồ sơ.
  • Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ Hải quan: Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người khai Hải quan, thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 2 giờ làm việc.
  • Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế: Tính từ lúc người khai hải quan xuất trình hàng hóa chậm nhất là 8 giờ làm việc.
  • Đối với những lô hàng lớn, đa dạng chủng loại: Quá trình kiểm tra thường phức tạp hơn nên thời hạn kiểm tra được kéo dài tối đa không quá 2 ngày.

Việc nắm được thông tin về thời hạn xử lý thủ tục hải quan khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa là điều quan trọng để bạn đảm bảo lô hàng được thông quan nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy định này tại Điều 23 của Luật Hải quan 2014.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn những bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bạn cần nắm chắc. Hy vọng, thông tin trên sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình nhập khẩu.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm, loại hàng, hình thức nhập khẩu. Do đó, để quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, bạn nên nhận tư vấn chi tiết từ những đơn vị chuyên thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.