Hé lộ thông tin mới nhất về quy định xử lý hàng hóa chở quá tải
Hiện nay, bất cứ loại phương tiện nào tham gia vào hoạt động vận chuyển đều được quy định rõ về tải trọng được phép chuyên chở. Theo đó, nếu xe hàng chở quá tải thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy quy định xử lý hàng hóa chở quá tải hiện nay như thế nào? Mức phạt cụ thể cho lỗi vi phạm ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” cho mình đáp án chính xác nhất.
Nội dung bài viết
Xe chở hàng hóa quá tải là như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT đã quy định rõ về khái niệm xe vượt quá tải trọng. Theo đó, xe chở hàng quá tải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
Thông thường, khi xếp hàng lên xe, chủ xe, chủ hàng phải tuân thủ về kích thước hàng hóa khi sắp xếp. Nếu vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện giao thông đường bộ thì tức là xe đã vi phạm lỗi chở quá tải. Cụ thể xe chở hàng quá tải là phương tiện có kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp lên xe nếu vượt mức sau:
- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe.
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.
- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
Việc xếp hàng lên xe để vận chuyển phải tuân thủ các quy định về tổng trọng lượng xe, chiều dài, chiều rộng, chiều cao cũng như tải trọng trục xe đã được pháp luật quy định. Trong trường hợp vận chuyển thiếu an toàn gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến xe và người lưu hành trên đường thì lái xe và chủ hàng sẽ bị xử phạt. Quy định xử lý hàng hóa chở quá tải sẽ căn cứ vào % tải trọng vượt mức để đưa ra khung phạt phù hợp.
Hướng dẫn chi tiết cách tính % xe quá tải theo quy định xử lý hàng hóa chở quá tải
Hiện nay, quy định xử lý hàng hóa chở quá tải được xác định dựa trên % quá tải của xe khi vận chuyển. Những phương tiện có % quá tải càng cao thì mức xử phạt cho lái xe và chủ xe càng nặng. Cụ thể tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định về trọng tải của hàng hóa được phép chuyên chở. Theo đó, trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép phương tiện chuyên chở được xác định dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Dựa trên khái niệm trên, bạn có thể tính được % quá tải của xe như sau:
Công thức tính: % quá tải = Khối lượng quá tải : Khối lượng chuyên chở x 100%
Trong đó: Khối lượng quá tải = Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – Khối lượng xe – Khối lượng hàng hóa được phép chở.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể:
* Ví dụ: Xe có khối lượng chuyên chở được ghi trong đăng kiểm là 10 tấn. Phần xác của xe là 5 tấn. Tại thời điểm phương tiện bị Cảnh sát giao thông cân được là 20 tấn. % quá tải của xe sẽ được tính như sau:
Khối lượng quá tải = 20 – 5 – 10 = 5 tấn
% quá tải = 5 : 5 x 100% = 100%
Quy định xử lý hàng hóa chở quá tải theo % như thế nào?
Đối với các phương tiện chở quá tải, sau khi tính được % tải trọng vượt mức, căn cứ vào quy định xử lý hàng hóa chở quá tải, cảnh sát giao thông sẽ đưa ra khung phạt tương ứng. Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về mức phạt xe quá tải. Theo đó, với quy định này thì cả lái xe và chủ xe đều bị phạt khi xe chở quá tải trọng quy định.
Mức phạt dành cho lái xe được quy định tại Điều 24 của nghị định, còn mức phạt của chủ xe được quy định tại Điều 30. Cụ thể mức phạt như sau:
Mức phạt dành cho lái xe
- Quá tải từ 10 – 40%: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng
- Quá tải từ 40 – 60%: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
- Quá tải từ 60 – 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
- Quá tải từ 100 % trở lên: Phạt tiền từ 7.000.000, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng.
Mức phạt đối với chủ sở hữu xe (gồm chủ sở hữu cá nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp, tổ chức)
- Quá tải từ 10 – 40%: Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 4.000.000 – 8.000.000 đồng nếu là tổ chức.
- Quá tải từ 40 – 60%: Phạt tiền từ 12.000.000 – 14.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 24.000.000 – 28.000.000 đồng nếu là tổ chức
- Quá tải từ 60 – 100%: Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 28.000.000 – 32.000.000 đồng nếu là tổ chức
- Quá tải từ 100 % trở lên: Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 32.000.000 – 36.000.000 đồng nếu là tổ chức.
Vì vậy, để hạn chế xe chở quá tải, chủ hàng cũng như lái xe nên dự tính cân nặng của hàng hóa để có thể sắp xếp lên phương tiện cho phù hợp.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về quy định xử lý hàng hóa chở quá tải, hy vọng bạn đã “bỏ túi” được cho mình nhiều thông tin hữu ích. Khi vận chuyển hàng hóa, bạn cần nắm chắc các quy định vận tải để đảm bảo không vi phạm trong quá trình giao nhận. Nhờ đó, hạn chế được những tổn thất ngoài mong muốn hiệu quả.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi