4 điều cần biết về hàng hóa LCL và FCL trong hoạt động xuất nhập khẩu

LCL và FCL là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng hàng hóa khi xếp vào container vận chuyển. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, không khó để bắt gặp mọi người thường xuyên nhắc đến hai thuật ngữ này. Vậy cụ thể hàng hóa LCL và FCL là gì? Điểm khác nhau giữa hai loại hàng này như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được cho mình câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!

Hàng hóa LCL và FCL là gì?

Để giúp bạn hiểu rõ hơn hàng hóa LCL và FCL là gì, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi:

Hàng LCL là gì?

LCL thực chất là tên viết tắt của cụm từ Less than Container Load có nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Thuật ngữ LCL được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu để mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa khi mà chủ hàng không có đủ hàng để đóng đầy một container nên họ cần ghép chung với lô hàng của người khác để chuyển đi.

Theo đó, hiểu theo cách đơn giản thì LCL chính là hàng lẻ, hàng không đủ xếp nguyên một container khi thực hiện hoạt động vận chuyển. Đối với loại hàng này, công ty dịch vụ sẽ tập hợp nhiều lô hàng lẻ, tiến hành sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container và thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp đến cảng đích. Việc tập kết nhiều lô hàng để đóng chung vào một container và vận chuyển được gọi tắc là gom hàng hay Consolidation.

Hàng FCL là gì?

FCL là tên viết tắt của cụm từ Full Container Load có nghĩa là vận chuyển nguyên container hay gửi hàng nguyên container. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì FCL dùng để chỉ hàng hóa được xếp đầy một container và thực hiện hoạt động vận chuyển. Thông thường, cụm từ FCL được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế, đặc biệt dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo đường biển.

“Dân chuyên” sử dụng thuật ngữ FCL để mô tả dịch vụ vận tải đường biển quốc tế. Theo đó, các lô hàng của một nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu sử dụng độc quyền container chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa (thường là container 20ft hoặc 40ft). Container vận chuyển qua đường biển sẽ được nạp và đóng dấu tại cảng đi và được giao nhận kết hợp qua nhiều con đường khác để chuyển đến người nhận.

Đối với mô hình FCL, người gửi hàng có trách nhiệm đóng tất cả hàng hóa cùng loại (đồng nhất) đầy một container và người nhận hàng sẽ có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container tại điểm đến.

Hàng hóa LCL và FCL

Khái niệm về hàng hóa LCL và FCL chi tiết

So sánh nghiệp vụ làm hàng LCL với hàng FCL

Về cơ bản hàng hóa LCL và FCL là hai loại hàng có khá nhiều điểm khác biệt. Không chỉ khác nhau trong việc mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa, hai thuật ngữ này còn khác nhau về nghiệp vụ thực hiện. Cụ thể nghiệp vụ làm hàng LCL và FCL có sự khác nhau như sau:

Nghiệp vụ làm hàng FCL

Để thực hiện nghiệp vụ làm hàng FCL, thông thường sẽ có 3 bên đảm nhận, gồm có:

* Đối với người gửi hàng FCL

  • Tiến hành hoạt động booking container, ra cảng nhận container vận chuyển về và tiến hành đóng gói.
  • Cung cấp thông tin liên quan đến lô hàng để hãng tàu làm vận đơn.
  • Thực hiện đóng hàng vào container, gia cố hàng để đảm bảo hàng hóa không bị xê dịch khi vận chuyển.
  • Tiến hành phân loại để dán nhãn mác, ký hiệu để nhận biết từng loại hàng dễ dàng.
  • Làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
  • Niêm phong seal cho container.
  • Thực hiện nghiệp vụ đổi lệnh, hạ container tại cảng xuất và thanh toán chi phí nâng hạ tại cảng.
  • Chịu các khoản phí như DEM/DET (lưu kho container), phí THC (phụ phí xếp dỡ) (nếu có).

* Đối với người chở hàng FCL

  • Phát hành vận đơn cho lô hàng và khai manifest (khai thông tin hàng hóa với hải quan) cho người gửi hàng. Để đảm bảo thông tin trên bill chính xác, người chở hàng cần gửi bản draft bill (bản nháp bill) cho người gửi hàng kiểm tra trước.
  • Tiến hành chuyển container lên tàu, sắp xếp container cẩn thận trước khi tàu nhổ neo.
  • Khi đến cảng đích, người chở hàng tiến hành dỡ container khỏi tàu và chuyển lên bãi container.
  • Khi hàng đến cảng, họ có nhiệm vụ làm D/O (lệnh giao hàng) và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại CY (bãi container).

* Đối với người nhận hàng FCL

  • Sau khi hãng tàu thông báo cho người nhận hàng đã đến cảng, người nhận có trách nhiệm sắp xếp bộ chứng từ phù hợp để tiến hành đổi lệnh tại hãng tàu. Tiếp đó, họ phải làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.
  • Tiến hành chuyển container về kho, dỡ hàng và trả container về đúng nơi quy định hàng tàu. Một số trường hợp có thể rút hàng ngay tại cảng khi nhận được lệnh rút ruột.
  • Hoàn tất các khoản phí local charges (phí địa phương) cho lô hàng, phí D/O, phí cược container.

Nghiệp vụ làm hàng LCL

Đối với hàng hóa LCL, thông thường có 4 bên tham gia vào hoạt động làm hàng gồm có:

* Đối với người gửi hàng LCL

  • Tiến hành đóng hàng và chở đến kho CFS (điểm thu gom hàng lẻ) của người gom hàng. Đồng thời, họ phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng đó.
  • Để tiến hành làm vận đơn cho lô hàng, người gửi phải cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng.
  • Xác nhận draft bill (bản nháp của bill) xem thông tin đã chính xác hay chưa và nhận vận đơn.

* Đối với người gom hàng LCL

  • Chịu trách nhiệm thông tin và làm việc với khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Cấp vận đơn cho khách hàng và tiến hành khai báo hải quan (khai manifest) lên hệ thống.
  • Khi hàng đến nơi tiến hành thông báo cho khách và liên hệ với bên đại lý để giải phóng hàng cho khách.

* Đối với người vận chuyển hàng LCL

Mặc dù khi vận chuyển hàng LCL, người gom hàng sẽ là người thực hiện việc tập hợp nhiều hàng lẻ LCL lại, vận chuyển đến kho và đóng thành container hoàn chỉnh, nhưng họ lại không thể chuyển hàng đi. Do đó, họ phải thông qua người vận chuyển để giao nhận hàng hóa đến cảng đích. Trong trường hợp này, người vận chuyển sẽ là người trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ cảng đi đến cảng đích.

Có thể nói, trách nhiệm của người chở hàng LCL cũng tương tự như người chở hàng FCL.

* Đối với người nhận hàng LCL

Trong nghiệp vụ làm hàng LCL, trách nhiệm của người nhận hàng LCL cũng tương tự như khi nhận hàng FCL, nhưng có một chút khác biệt. Cụ thể, họ thực hiện nhiệm vụ:

  • Nhận thông báo hàng đã đến nơi từ người gom hàng, chuẩn bị bộ chứng từ để đại lý của người gom hàng thực hiện đổi lệnh cho lô hàng.
  • Tiến hành làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
  • Tiến hành đóng phí handling charges (phí do hãng tàu hoặc công ty vận chuyển lập ra). Tuy nhiên, họ không phải đóng phí cước container.

So sánh hàng hóa LCL và FCL dựa trên các tiêu chí

Để giúp bạn phân biệt rõ hơn về hàng hóa LCL và FCL, Thông Tiến Logistics sẽ tiến hành so sánh dựa trên các tiêu chí cụ thể gồm có:

Tiêu chí Hàng LCL Hàng FCL
Chi phí vận chuyển – Có cước phí đắt hơn FCL.
– Cước phí tính theo giá cước của mỗi khối hàng hoặc tính theo trọng lượng lô hàng.
– Một số chi phí được cố định không kể trong container vận chuyển nhiều hay ít hàng.
– Cước phí thấp hơn LCL.
Quy trình vận chuyển – Quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian. – Quy trình đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian hơn.
Rủi ro về hàng hóa – Hàng hóa dễ gặp rủi ro như thất lạc, hư hỏng, nhiễm mùi,… – Hàng hóa ít gặp phải rủi ro như thất lạc, mất, hư hỏng,…

Các loại hình vận chuyển kết hợp giữa hàng hóa LCL và FCL hiện nay

Một số người cho rằng, khi vận chuyển hàng hóa chỉ có thể sử dụng một trong hai hình thức là gửi hàng LCL hoặc FCL. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải vậy. Hiện nay, để giúp hoạt động xuất nhập khẩu và vận tải diễn ra thuận lợi hơn, mọi người còn kết hợp giữa hình thức gửi hàng hóa LCL và FCL với nhau. Do đó, có hai loại thông dụng được sử dụng là:

  • FCL/LCL: Tức là gửi hàng nguyên container nhưng hàng hóa được giao lẻ.
  • LCL/FCL: Tức là gửi hàng lẻ nhưng giao hàng nguyên container.

Việc kết hợp hai hình thức gửi hàng khi vận chuyển như vậy sẽ đòi hỏi các bên phải có sự thay đổi trách nhiệm cho phù hợp. Việc thay đổi trách nhiệm là cần thiết để đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh chóng, an toàn.

Với 4 điều về hàng hóa LCL và FCL được Thông Tiến Logistics chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức quan trọng. Việc nắm chắc nội dung của hai thuật ngữ hàng LCL và FCL sẽ giúp bạn đảm bảo được hoạt động vận tải diễn ra suôn sẻ, đúng mong muốn nhất.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.