Thủ tục nhập khẩu vải may mặc từ A – Z cho người mới

Vải may mặc hiện là mặt hàng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu. Để nhập hàng về nước thuận lợi thì cá nhân, doanh nghiệp phải nắm chắc các quy định liên quan. Vậy quy định chi tiết về thủ tục nhập khẩu vải may mặc như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được cho mình đáp án chính xác bạn nhé!

Căn cứ pháp lý quy định về mặt hàng vải khi nhập khẩu

Theo quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này về nước.

Tuy nhiên, khi nhập khẩu vải, cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được quy định liên quan. Cụ thể, để hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp về một số điều kiện, thủ tục nhập khẩu vải, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản:

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.
  • Thông tư 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.

Căn cứ vào hai Thông tư trên, vải may mặc khi nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng nhập khẩu phải công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp, doanh nghiệp không tiến hành công bố hợp quy thì không được phép phân phối hàng hóa ra thị trường.

Do đó khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc bạn nên lưu ý điều này để thực hiện cho chính xác.

thủ tục nhập khẩu vải

Căn cứ pháp lý cần nắm được khi nhập khẩu vải

Mã HS của mặt hàng vải nhập khẩu

Bất cứ loại hàng nào khi nhập khẩu cũng có mã HS riêng. Việc xác định đúng mã HS của hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp bạn biết được các chính sách liên quan và thủ tục nhập khẩu loại hàng đó như thế nào.

Đối với mặt hàng vải may mặc có mã HS rất đa dạng. Để tìm được mã HS phù hợp với loại vải nhập khẩu, bạn cần xác định từ Chương 50 đến Chương 60 trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, mặt hàng vải thuộc vào Phần XI – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt. Tại phần XI có các chương cụ thể:

  • Chương 50: Tơ tằm
  • Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên.
  • Chương 52: Bông
  • Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
  • Chương 54: Sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
  • Chương 55: Xơ, sợi staple nhân tạo
  • Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng
  • Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
  • Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
  • Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
  • Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn

Để xác định được mã HS chính xác cho loại vải nhập khẩu, bạn cần xem xét đến chất liệu của vải. Dựa vào chất liệu và tính chất vải nhập khẩu bạn đối chiếu vào Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu để tìm mã HS.

thủ tục nhập khẩu vải

Mã HS của mặt hàng vải

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Như đã phân tích ở trên, vải may mặc không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu vải theo quy định.

Căn cứ vào Thông tư 21/2017/TT-BTC ngày 23/10/2017 của Bộ Tài Chính thì các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Theo đó, mặt hàng vải thuộc phụ lục I sau khi tiến hành thủ tục nhập khẩu vải sẽ phải tiến hành công bố hợp quy theo quy định.

Hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc cần chuẩn bị gồm có:

  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
  • Vận đơn – Bill of lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Nộp giấy tờ này khi người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Hồ sơ công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công bố hợp quy cần lập 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy. Trong đó:

  • 1 bộ nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi vào cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
  • 1 bộ hồ sơ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lưu giữ lại

Cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy được hướng dẫn tại Thông tư 21/2017/TT-BTC gồm những thành phần sau:

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  1. Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
  2. Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
  • Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
  • Tên sản phẩm, hàng hóa;
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
  • Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
  • Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  1. Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
  2. Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
thủ tục nhập khẩu vải

Một số hồ sơ cần chuẩn bị khi nhập khẩu vải

Chính sách về thuế đối với mặt hàng vải

Đối với mặt hàng vải dệt may, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Căn cứ vào mã HS của loại hàng cụ thể khi nhập khẩu bạn sẽ xác định được mức thuế phải nộp là bao nhiêu.

Nhìn chung, mức thuế sẽ được thu trong khoảng:

  • Thuế giá trị gia tăng của vải may mặc là 5 – 10% (tùy mã HS)
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc là 5 – 20% (tùy mã HS)
  • Đối với vải nhập khẩu từ Nhật Bản: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 12%.
  • Đối với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 20%.
  • Đối với vải nhập khẩu từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.

Trường hợp nhập khẩu từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do về Việt Nam, nếu hàng hóa đảm bảo được các điều kiện thì có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc bạn cần biết

Khi nhập khẩu vải may mặc về nước, trong quá trình làm hàng, bạn cần kê khai chính xác thông tin hàng hóa nhập về. Việc kê khai đúng sẽ giúp quá trình nhập khẩu thuận lợi hơn.

Cụ thể, các thông tin cần khai báo là:

  • Tên hàng
  • Thành phần chất liệu: Bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì?…
  • Công nghệ dệt: Dệt thoi, dệt kim hay không dệt
  • Công dụng của sản phẩm: Làm hàng may mặc, rèm cửa,…
  • Khổ vải: Chiều dài, chiều rộng và trọng lượng
  • Mật độ sợi hoặc định lượng

Ngoài ra, khi nhập khẩu, mặt hàng này thường sẽ bị tham vấn về giá và yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O). Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ để giải trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã hướng dẫn cho bạn về thủ tục nhập khẩu vải may mặc. Hy vọng, với chia sẻ này, bạn đã nắm được các thủ tục cơ bản cần có khi nhập khẩu vải.

* Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy vào quy định hiện hành tại thời điểm nhập khẩu hàng hóa. Do đó, bạn nên tìm hiểu thông tin, quy định mới nhất để thực hiện thủ tục nhập khẩu chính xác.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.