Tổng hợp các FTA Việt Nam tham gia
Tính đến năm 2021 Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… Từ đó, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có độ mở lớn về thương mại với 230 thị trường.
Nội dung bài viết
Thực trạng tham gia FTA của Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một trong những xu thế mới trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Đi theo xu thế đó, trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng đã nỗ lực không ngừng để tham gia vào các Hiệp định thương mại và mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là hiệp ước được ký kết giữa 2 hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Để thực hiện các Hiệp định này, các nước sẽ tiến hành xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan để xây dựng nên một khu vực mậu dịch tự do. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 200 Hiệp định được ký kết và có hiệu lực (số liệu thống kê từ Tổ chức thương mại Thế giới).
Số lượng hiệp định đã không ngừng tăng trong suốt thập kỷ qua. Trong khoảng thời gian từ năm 1948 – 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) – tiền thân là Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) đã nhận được 124 thư thông báo. Và từ năm 1995 trở đi có trên 300 hiệp định đã được ban hành.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định được ký kết ở các quốc gia Châu Á không ngừng tăng. Ban đầu là 3 hiệp định (năm 2000), nhưng sau đó tăng lên nhanh chóng đến 56 hiệp định vào cuối tháng 8/2009. Riêng Châu Á đã có khoảng 19 Hiệp định giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch phát triển vững mạnh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cũng rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định FTA song phương và đa phương. Tính đến thời điểm năm 2021, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết thành công 15 FTA, trong đó Hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định thương mại thế hệ mới đầu tiên Việt Nam được tham gia. Tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Các FTA đã tham gia của Việt Nam
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): Là hiệp định FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Được ký kết tại Singapore vào năm 1992, AFTA ban đầu có sự tham gia của 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ( ASEAN-6). Sau này, kết nạp thêm 4 nước là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA): Vào tháng 11/2002, ASEAN và Trung Quốc ký hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện. Vào tháng 7/2005, hai bên tiếp tục đàm phán và và đi đến ký kết Hiệp định về Thương mại Hàng hóa. Tiếp đến là Hiệp định về Đầu tư bắt đầu có hiệu lực từ tháng 02/2010. Đến tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan với rất nhiều nội dung cam kết về hàng hóa, đầu tư, dịch vụ. Hiệp định sửa đổi này bắt đầu có hiệu lực chính thức kể từ tháng 5/2016.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA): Năm 2005 ASEAN và Hàn Quốc bắt đầu ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện. Dựa trên những nội dung của Hiệp định, hai bên tiếp tục thực hiện một ký kết khác về Thương mại Hàng hóa (bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6/2017). Vào tháng 5/2009 hai bên tiếp tục ký kết Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009 với mục tiêu hình thành một khu vực thương mại tự do giữa các nước trong ASEAN và Hàn Quốc.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP): Hiệp định này bắt đầu ký kết vào 03/4/2008 và đến ngày 15/8/2008 bắt đầu có hiệu lực. Từ khi ký kết Hiệp định đến ngày 1/4/2015, Nhật Bản đã liên tục xóa bỏ thuế quan với 923 sản phẩm nông sản của Việt Nam. Và đến năm 2019, sẽ có thêm 338 sản phẩm nông nghiệp khác không bị tính thuế. Dự kiến đến cuối năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ 96,45% thuế đối với hàng hóa của Việt Nam (áp dụng cho hàng nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA): Đây là hiệp định song phương đầu tiên giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Hiệp định bắt đầu ký kết vào ngày 25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ 01/10/2009. Theo đó, cả 2 nước sẽ dành nhiều ưu đãi hơn cho nhau. Hiệp định này sẽ áp dụng song song với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), các doanh nghiệp sẽ được tùy chọn tham gia vào FTA nào có lợi hơn cho mình.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA): Hiệp định này được ký kết vào ngày 08/10/2003 với mục đích hình thành khu vực thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ. Dựa trên khung Hiệp định, cả bên sẽ tiếp tục ký kết thêm các hiệp định khác như: Hiệp định về Hàng hóa (có hiệu lực 01/01/20), Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015).
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA): Hiệp định được ký kết ngày 27/02/2009 và chính thức có hiệu lực vào mùng 01/01/2010 trở đi. Đây là hiệp định bao gồm nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA): Là hiệp định được ký kết vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Nội dung chính của hiệp định bao gồm cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa. Tuy nhiên, chúng sẽ không bao gồm các cam kết về dịch vụ và đầu tư.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA): Hiệp định ký kết vào ngày 05/05/2015 và có hiệu lực vào ngày 20/02/2015. Với hiệp định này, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ dành rất nhiều ưu đãi cho nhau cả về lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA): EAEU bao gồm 5 nước là Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. Hiệp định này được ký kết ngày 29/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây là hiệp định đầu tiên của EAEU, nên khi ký kết Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích khi xuất khẩu hàng hóa vào khu vực này.
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định được ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (ngoại trừ Mỹ). CPTPP được phê chuẩn gồm 7 quốc gia thành viên là Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực ở Việt Nam từ 14/01/2019.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA): AHKFTA ký kết vào ngày 12/11/2017 và có hiệu lực tại Hồng Kông và 5 nước ASEAN từ ngày 11/6/2019.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA): Là một trong những hiệp định FTA thế hệ mới của Việt Nam và các nước EU. Hiệp định được đàm phán vào tháng 6/2012, kết thúc vào tháng 12/2015. Đến tháng 6/2018, EVFTA được quyết định tách làm 2 là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) và thông qua vào tháng 6/2020.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA): Hiệp định ký kết vào ngày 29/12/2020 và có bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/5/2021. Thông qua hiệp định này sẽ giúp Việt Nam và Anh duy trì điều kiện thương mại và lợi ích kinh tế thông qua các cam kết đã có trong hiệp định EVFTA ký kết trước đó.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) có sự tham gia của 10 nước thuộc ASEAN và 5 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và cuối cùng là New Zealand. Hiệp định được ký kết tại Hà Nội vào 15 tháng 11 năm 2020 và sắp có hiệu lực. Mục đích chính của Hiệp định là hướng đến là hình thành một Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).
Các FTA Việt Nam đang đàm phán
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN-EFTA FTA): EFTA bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein, hiện tại Việt Nam đang trong quá trình đàm phán từ bắt đầu từ tháng 5/2012.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – còn được gọi là ASEAN+6): Có sự tham gia của ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Hiệp định đàm phán từ ngày 9/5/2013 và đến nay vẫn trong giai đoạn đàm phán.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA): Bắt đầu đàm phán từ ngày 02/12/2015, cho đến nay vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Trên đây là thông tin về các nước có FTA với Việt Nam và nội dung chính của các FTA mà Việt Nam đang tham gia. Hi vọng, sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu thời gian, nội dung và lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào FTA.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi