Thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy chi tiết từ A – Z cho người mới
Máy cắt giấy hay còn gọi với tên khác là máy xén giấy. Đây là một trong những thiết bị được nhập khá nhiều về Việt Nam để sử dụng trong lĩnh vực in ấn. Vậy để nhập khẩu được mặt hàng này về nước bạn cần thực hiện những thủ tục gì? Nếu bạn đang tò mò về câu hỏi này thì có thể xem ngay thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Quy định về chính sách nhập khẩu máy cắt giấy
Máy cắt giấy là thiết bị được khá nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất. Song trên thị trường, nhu cầu mua và sử dụng các sản phẩm nhập khẩu của người tiêu dùng rất cao. Do đó, một số cá nhân, đơn vị đã quyết định lựa chọn nhập khẩu máy cắt giấy về nước để đáp ứng cho nhu cầu này. Vậy quy định về chính sách nhập khẩu máy cắt giấy như thế nào?
- Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì mặt hàng máy cắt giấy không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu sản phẩm này về nước như bình thường.
- Máy cắt giấy là mặt hàng khi nhập khẩu không thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện, cũng không có chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Cá nhân hoặc doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các thủ tục hải quan tương tự như khi nhập khẩu hàng hóa thông thường.
- Đối với các loại máy cắt giấy đã qua sử dụng, khi nhập khẩu doanh nghiệp hoặc cá nhân cần tìm hiểu kỹ mặt hàng này có được phép nhập khẩu về Việt Nam hay không. Bởi một số loại máy thuộc trường hợp bị tạm ngừng nhập khẩu sẽ không được nhập khẩu về Việt Nam.
Như vậy, quy định về chính sách nhập khẩu máy cắt giấy không có quá nhiều điểm đặc biệt mà bạn cần lưu ý. Tuy nhiên, để đảm bảo lô hàng thuận lợi thông quan, bạn cần chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định. Trường hợp không nắm được thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy, bạn nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
Mã HS của mặt hàng máy cắt giấy
Bên cạnh các quy định nhập khẩu thì mã HS là thông tin tiếp theo mà bạn cần nắm được khi nhập máy cắt giấy về nước. Bởi mã HS là mã phân loại hàng hóa được áp cho từng mặt hàng khi nhập khẩu. Căn cứ vào mã HS, bạn sẽ xác định được chính sách về thuế, quy trình và thủ tục nhập khẩu cần thực hiện.
Vậy với mặt hàng máy cắt giấy, sản phẩm này có mã HS như thế nào?
Đối với mặt hàng máy cắt giấy, sản phẩm có mã HS thuộc Chương 84 – Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng. Cụ thể, bạn có thể tham khảo phân nhóm và mã HS sau:
- 84.41: Các máy khác dùng để sản xuất bột giấy, giấy hoặc bìa, kể cả máy cắt xén các loại.
- 8441.10: – Máy cắt xén các loại:
- 8441.10.10: – – Hoạt động bằng điện
- 8441.10.20: – – Không hoạt động bằng điện
Trên đây là mã HS tham khảo được chúng tôi gợi ý cho mặt hàng máy cắt giấy. Tùy thuộc vào từng loại máy cũng như đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm mà bạn nên tra cứu và áp mã HS cho phù hợp.
Trường hợp bạn không tra cứu được mã HS cho sản phẩm này thì nên liên hệ với cơ quan chuyên môn để được hỗ trợ.
Thông tin về thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy cần thực hiện
Thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy về cơ bản chỉ thực hiện tương tự như khi nhập khẩu hàng hóa thông thường. Do mặt hàng này không có chính sách hay quy định đặc biệt khi nhập khẩu. Vì vậy, thủ tục nhập khẩu được thực hiện gồm một số đầu việc cơ bản như:
Chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu
Bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ theo quy định. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại Khoản 5, tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC) gồm có:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales contract – Hợp đồng mua bán
- Bill of Lading – Vận đơn
- Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Giấy phép nhập khẩu
- Các chứng từ khác (nếu có)
Khai báo hải quan
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu với đầy đủ giấy tờ, chứng từ, bạn tiến hành khai báo hải quan theo hướng dẫn. Căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập về cùng giấy tờ đi kèm, bạn tiến hành khai báo đúng, chính xác. Bước khai báo có thể khai trực tiếp trên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Mở tờ khai hải quan
Hoàn tất quá trình khai báo hải quan trên tờ khai, bạn tiến hành truyền tờ khai để nhận kết quả phân luồng từ Cơ quan Hải quan. Sau khi có kết quả, bạn in tờ khai và mang bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu chuẩn bị đến Chi cục Hải quan để mở tờ khai.
Thông quan tờ khai và kéo hàng về kho
Sau khi nộp hồ sơ và tờ khai đã được phân luồng cho Hải quan, phía Hải quan sẽ kiểm tra nếu không có sai sót hay vướng mắc thì sẽ thông quan tờ khai. Tiếp đó, bạn cần thực hiện các thủ tục còn lại như đóng thuế,… để thông quan hàng hóa.
Cuối cùng, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục thanh lý tờ khai và mang hàng về kho bảo quản. Hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam sẽ được phân phối ra thị trường theo quy định.
Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu máy cắt giấy
Tương tự như nhiều mặt hàng khác, khi nhập khẩu máy cắt giấy về nước, bạn cần tìm hiểu kỹ về chính sách thuế liên quan đến sản phẩm này. Bởi đây là loại hàng chịu thuế nên khi nhập khẩu bạn cần hoàn tất các khoản thuế phải nộp theo đúng quy định.
Cụ thể, nhập khẩu máy cắt giấy về Việt Nam bạn cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cần nộp được xác định thông qua mã HS bằng cách tra cứu trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành tại thời điểm nhập khẩu. Tùy vào từng loại hàng và thời điểm nhập khẩu mà mức thuế phải nộp sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, bạn cần chú ý tìm hiểu các văn bản pháp lý hiện hành để biết được loại máy cắt giấy nhập về có mức thuế như thế nào.
* Lưu ý: Từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã quyết định giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cho một số mặt hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm Nghị định để biết thêm chi tiết.
Như vậy, với chia sẻ trên đây Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy. Để được hướng dẫn chi tiết về các thủ tục cần thực hiện, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
* Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho thủ tục nhập khẩu thực tế. Khi tiến hành nhập khẩu máy cắt giấy về Việt Nam, bạn nên liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan hoặc các C quan chuyên môn để được hỗ trợ chi tiết.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi