Phí D/O là gì? Thông tin từ A – Z về D/O bạn cần nắm chắc

D/O là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Logistics. Đặc biệt, trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế, cụm từ này được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, với những người “không chuyên”, họ thường băn khoăn không biết D/O là gì? Phí D/O là gì? Do đó, để giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này, Thông Tiến Logistics sẽ chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.

D/O là gì? Phí D/O là gì?

D/O hay phí D/O đều là thuật ngữ được nhắc đến nhiều khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ này, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi.

D/O là gì?

D/O là tên viết tắt của cụm từ Delivery Order có nghĩa là lệnh giao hàng. Đây là chứng từ mà người nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng tại cảng đến trước khi rút hàng khỏi bãi, kho hay container.

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì lệnh giao hàng là giấy chỉ thị người đang giữ hàng giao lại hàng cho người nhận (consignee). Việc giao hàng được ghi rõ trong lệnh giao hàng consignee.

Với doanh nghiệp nhập khẩu, để có thể nhận được hàng thì họ bắt buộc phải có đủ lệnh giao hàng. Khi đã có đủ giấy giao hàng thì người viết bill sẽ chuyển hàng cho họ.

Phí D/O là gì?

Phí D/O là tên viết tắt của cụm từ Delivery Order Fee có nghĩa là phí lệnh giao hàng. Đây là loại phí sẽ phát sinh khi hàng hóa cập cảng đến. Theo đó, khi hàng đến nơi, forwarder (người giao nhận) hoặc hãng tàu sẽ làm lệnh giao hàng để consignee (người nhận) mang D/O ra cảng để xuất trình với cơ quan Hải quan để lấy hàng.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, lệnh giao hàng sẽ do hãng tàu hoặc người vận chuyển cấp cho người nhận để nhận hàng. Trước khi lấy được lệnh D/O, bạn sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến từ hãng tàu thông qua FWD ( thư điện tử).

Thông thường, một bộ lệnh giao hàng sẽ có 3 bản. Tuy nhiên, cũng có nơi chỉ cấp 2 bản hoặc 4 bản. Lệnh D/O do hãng tàu cấp để người nhận làm giấy cước container và gia hạn, đối chiếu manifest (bản kê khai hải quan) nhằm in phiếu nhận container.

Khi lấy lệnh D/O, ngoài phí D/O, bạn còn phải đóng các khoản phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, phí Handling và phí CFS. Đối với hàng FCL (Full container) phải làm giấy mượn container và đóng phí cước container theo quy định của mỗi hàng tàu.

Phí D/O

Khái niệm về phí D/O bạn cần nắm chắc

Phí D/O hiện nay gồm mấy loại?

Hiện nay. tùy thuộc vào đối tượng phát lệnh giao hàng mà phí D/O sẽ được chia ra làm các loại tương ứng. Thông thường, lệnh giao hàng sẽ do hãng tàu và người giao nhận (forwarder) phát hành nên được chia ra làm 2 loại chính:

Lệnh giao hàng do forwarder phát hành

Đây là D/O do đại lý vận chuyển phát cho người, đối tượng hay đơn vị có trách nhiệm nhận hàng. Lệnh giao hàng này sẽ yêu cầu người giữ hàng phải tiến hành giao lại hàng cho người nhận theo đúng quy định.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nếu lệnh giao hàng do forwarder phát hành, nhưng họ lại không phải bên phát hành bill thì chắc chắn bạn không thể lấy được hàng. Do đó, với trường hợp này, muốn lấy được hàng thì bạn phải xuất trình được nhiều loại chứng từ kèm theo.

Lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành

Đây là D/O được phát hành bởi hãng tàu cũng yêu cầu rõ người giữ hàng phải giao hàng lại cho người nhận theo đúng quy định. Thực tế, với lệnh giao hàng này, các forwarder sẽ được hãng tàu yêu cầu vận chuyển và tiếp đó giao lại hàng hóa cho bên nhận hàng.

Để bên nhập khẩu có thể nhận được hàng thì forwarder phải có lệnh giao hàng của hãng tàu và giao lại chứng từ cho bên mua hàng kèm bill gốc của hãng tàu. Tùy vào sự lựa chọn của từng doanh nghiệp mà bạn sẽ làm việc với các forwarder và hãng tàu khác nhau. Do đó, lệnh giao hàng cũng được cấp tương ứng. Phí D/O chi trả sẽ được thanh toán 1 lần và đóng trực tiếp cho đơn vị ban hành lệnh.

Lệnh D/O có nội dung gì?

Thông thường, trong một lệnh giao hàng sẽ có các nội dung chính sau đây:

  • Tên của tàu và lộ trình di chuyển của tàu (cảng đi và cảng đến)
  • Consignee: Thông tin của người nhận hàng.
  • Port of Discharge (POD): Cảng dỡ hàng.
  • Code Goods: Ký mã hiệu hàng hóa.
  • Gross Weight/Net weight: Số lượng hàng hóa, trọng lượng và thể tích hàng hóa.
Phí D/O

Một số nội dung cần đảm bảo trên D/O

Quy trình lấy D/O như thế nào?

Để bạn có thể lấy được lệnh giao hàng thì bạn cần phải chuẩn bị và mang theo đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến hàng hóa. Cụ thể gồm có:

  • Giấy giới thiệu (phải sử dụng bản gốc)
  • Giấy thông báo đến nhận hàng (phải sử dụng bản gốc)
  • Vận đơn của lô hàng (phải sử dụng bản gốc)
  • Căn cước công dân của người đi lấy lệnh giao hàng
  • Trong trường hợp, lô hàng được thanh toán bằng LC thì bạn cần phải cung cấp thêm vận đơn gốc. Tuy nhiên, vận đơn gốc phải có dấu mộc đỏ của ngân hàng được đóng ở mặt sau.
  • Trong trường hợp hàng hóa giao thẳng (hàng FCL) thì phải được đóng dấu hàng giao thẳng. Nếu lô hàng đó đã được người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu hạ hàng và cắt chì trên bãi, tại cảng thì lệnh D/O phải được đóng dấu là hàng rút ruột.

Những lưu ý về phí D/O và lệnh D/O bạn cần biết

Lệnh giao hàng là một trong những chứng từ quan trọng mà bạn nhất định phải có khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, để đảm bảo thủ tục nhận hàng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, bạn cần “bỏ túi” cho mình những lưu ý sau:

  • Bạn có thể nhận hàng chỉ cần lệnh giao hàng của forwarder: Tức là khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng với cương vị là đạo lý của hãng tàu thì lệnh D/O này tương đương với lệnh D/O do hãng tàu phát hành. Do đó, bạn vẫn có thể nhận được hàng với D/O của forwarder.
  • Khi sử dụng tàu phụ chuyển hàng thì bạn cần phải có lệnh nối feeder (tàu gom hàng). Trong trường hợp phải sử dụng tàu phụ (tàu gom hàng) để vận chuyển hàng hóa thì bạn cần phải có thêm lệnh nối từ hãng tàu này thì mới có thể nhận được hàng. Lệnh nối chỉ cần photocopy mà không cần sử dụng bản gốc. Để lấy được lệnh này, bạn phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Tóm lại, D/O là chứng từ vô cùng quan trọng mà bạn bắt buộc phải có khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Để lấy được lệnh giao hàng thì bạn cần phải nộp khoản phí D/O tương ứng. Do đó, tùy thuộc vào đơn vị vận tải bạn lựa chọn mà mức phí này sẽ có sự khác biệt nhất định.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.