Thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông bạn cần nắm chắc

Bên cạnh mặt hàng quần áo, dược phẩm hay đồ chơi trẻ em thì thiết bị điện tử là một trong những loại hàng được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam lựa chọn xuất khẩu. Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này, phần lớn các doanh nghiệp chưa nắm chắc về các quy định và thủ tục cần thực hiện. Do đó, để giúp mọi người hiểu cơ bản các thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử cần có, Thông Tiến Logistics sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Quy định về chính sách xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông

Theo quy định hiện hành, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông là những mặt hàng không thuộc danh mục cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu mặt hàng này theo quy định như bình thường.

Khi xuất khẩu thiết bị điện tử, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định và chính sách xuất khẩu mặt hàng để đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục. Ngoài ra còn phải tìm hiểu thêm về quy định nhập khẩu tại nước của người mua để chắc chắn hàng xuất đi đủ điều kiện nhập vào quốc gia đó.

* Lưu ý: Một số sản phẩm, thiết bị điện tử có thể bị cấm nhập khẩu ở nước ngoài dựa trên chính sách ngoại thương đối với hàng nhập khẩu. Do đó, đối tác mua hàng có thể thực hiện hoạt động kiểm tra chéo các yêu cầu nhập khẩu trước khi đặt mua hàng hóa. Vì vậy, bạn nên cung cấp các thông tin cần thiết để việc mua bán diễn ra thuận lợi hơn.

thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử

Một số quy định về chính sách nhập khẩu thiết bị điện tử viễn thông bạn cần nắm được

Mã HS của thiết bị điện tử viễn thông

Bất cứ hàng hóa nào khi xuất khẩu cũng cần xác định mã HS. Bởi mã HS là thông tin quan trọng mà hàng hóa cần có khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua mã HS việc xác định mức thuế xuất khẩu và các chính sách liên quan cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Đối với mặt hàng thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu có thể xác định mã HS thuộc Chương 85 – Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên.

Trong chương 85 gồm có nhiều mã HS nhỏ được chia theo từng loại hàng cụ thể. Căn cứ vào hàng hóa thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu mã HS tương ứng tại chương 85.

Việc tra cứu mã HS cần phải dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo của hàng hóa,… Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS cho hàng hóa xuất khẩu phải dựa vào tài liệu kỹ thuật, catalogue hoặc được giám định tại Cục kiểm định hải quan. Vì vậy, để chắc chắn xác định đúng mã HS cho hàng hóa, bạn nên đề nghị kiểm tra mã số theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.

thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử

Mã HS của thiết bị điện tử viễn thông

Thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông

So với nhiều mặt hàng khác, thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông không có quá nhiều khác biệt. Thậm chí, quy trình thực hiện cũng khá đơn giản. Bởi vì, mặt hàng này không có chính sách đặc biệt khi xuất khẩu.

Về cơ bản, hồ sơ hải quan xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng từ được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính). Căn cứ vào Thông tư có thể nêu ra một số giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu gồm:

“a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

  • Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
  • Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.

  • Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
  • Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.”

Ngoài ra, bạn có thể phải chuẩn bị một số giấy tờ khác như giấy chứng nhận xuất xứ,…. Thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông cụ thể sẽ căn cứ vào thực tế loại hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu.

Do đó, để chắc chắn thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa, bạn nên chủ động tìm hiểu thông tin liên quan. Trong trường hợp không có kinh nghiệm thực hiện hoạt động xuất khẩu, bạn nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan do một số đơn vị Logistics cung cấp hiện nay.

thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cần chuẩn bị theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC

Quy định về thuế khi xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông

Đối với mặt hàng thiết bị điện tử viễn thông, khi xuất khẩu người xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng. Mức thu cụ thể sẽ căn cứ vào loại hàng thực tế mà doanh nghiệp xuất khẩu.

Do đó, để biết được mức thuế phải nộp là bao nhiêu, bạn cần xác định được mã HS chính xác của hàng hóa. Dựa vào mã HS này bạn tiến hành đối chiếu vào Biểu thuế xuất khẩu để biết được mức thuế thực tế phải nộp là bao nhiêu.

* Lưu ý: Trong trường hợp xuất khẩu thiết bị điện tử được xuất khẩu sang nước có ký hiệu định thương mại tự do với Việt Nam thì doanh nghiệp xuất khẩu có thể được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt. Do đó, để đảm bảo quyền lợi, bạn nên tìm hiểu thông tin về các nước có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam khi xuất khẩu.

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông

Khi làm thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông, bạn cần lưu ý một số lưu ý sau:

  • Về nhãn mác: Nhãn hàng hóa phải đảm bảo chứa đầy đủ thông tin theo quy định. Theo đó các thông tin cơ bản cần đảm bảo gồm: Tên hàng hóa; Tên của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo từng loại hàng,…
  • Về chứng nhận xuất xứ: Chính phủ không yêu cầu hàng xuất khẩu phải ghi xuất xứ Made in Vietnam. Tuy nhiên, người mua tại nước nhập khẩu có thể yêu cầu thông tin này để được hưởng quyền lợi theo hiệp định thương mại tự do ký kết. Do đó, nếu họ yêu cầu thông tin theo form của hiệp định thì bạn nên cung cấp đầy đủ.

Nếu như không hiểu rõ về thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông thì bạn có thể liên hệ và sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan của Thông Tiến Logistics. Để được tư vấn và hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline: 1800 6963.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về thủ tục xuất khẩu thiết bị điện tử viễn thông. Hy vọng với chia sẻ này bạn đã có thêm kiến thức để thực hiện nhanh chóng, chính xác các thủ tục khi xuất khẩu hàng hóa.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không còn phù hợp với quy định, chính sách xuất khẩu trong từng thời điểm. Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra đúng nhất, bạn vui lòng liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.