Phí IHC là gì? Nộp phí IHC xuất nhập khẩu hàng hóa khi nào?
Phí IHC là loại phụ phí được thu khi xuất khẩu hàng hóa đi Ấn Độ. Vậy cụ thể, phí IHC là gì? Khi nào phải nộp loại phụ phí này? Và các phí khác khi xuất nhập khẩu hàng hóa gồm những gì? Xem ngay bài viết dưới đây để có được cho mình đáp án chính xác nhất.
Nội dung bài viết
Phí IHC là gì?
Với nhiều người, nhất là những người ít khi tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, họ thường không biết phí IHC là gì? Thậm chí, một số người còn thường nhầm lẫn loại phụ phí này với nhiều loại phí khác khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy thực tế thì sao? Đây là loại phụ phí gì?
Phí IHC có tên tiếng Anh là Inland Haulage Charge. Đây là phụ phí vận tải biển khi xuất khẩu hàng hóa đi Ấn Độ (India) mà Shipper (người gửi) hoặc Consignee (người nhận) phải chi trả.
Theo đó, loại phụ phí này sẽ phát sinh khi xuất hàng đi cảng ICD Tughlakabad – New Delhi (ICD TKD DELHI) – ẤN Độ. Sở dĩ, phát sinh phụ phí IHC vì tàu chở hàng không thể trực tiếp đi sâu vào cảng nội địa là cảng Tughlakabad nên hãng tàu phải sử dụng tàu hỏa để kéo container về cảng này. Việc chuyển hàng từ cảng biển vào cảng nội địa sẽ làm phát sinh chi phí và để bù đắp cho chi phí này, hãng tàu sẽ thu phí Inland Haulage Charge.
Như vậy có thể thấy, phụ phí Inland Haulage Charge là khoản phí chi trả cho việc kéo container từ cảng về cảng nội địa ICD Tughlakabad. Nói theo cách khác thì đây là phí vận chuyển nội địa mà người gửi hoặc người nhận phải chi trả để chuyển container đến được cảng mong muốn.
Khi nào phải nộp phí IHC? Mức nộp là bao nhiêu?
Ngoài câu hỏi phí Inland Haulage Charge là gì? Nhiều người còn băn khoăn không biết khi nào phải nộp khoản phí này? Và mức nộp thường là bao nhiêu?
Trên thực tế, người gửi hoặc người nhận chỉ phải trả phí Inland Haulage Charge cho những lô hàng có điểm đến là Ấn Độ. Theo đó, hàng hóa khi xuất khẩu sang Ấn Độ để có thể chuyển đến cảng nội địa ICD Tughlakabad thì bắt buộc phải thuê tàu hỏa kéo container đến cảng đó. Do đó, trong quá trình vận chuyển hàng hóa nội địa sẽ phát sinh thêm phí IHC nên người gửi hoặc người nhận phải chi trả thêm khoản phí này.
Hiện nay, mức phí Inland Haulage Charge được thu ở mức khá cao. Với 1 container 20 feet, hãng tàu có thể thu phí lên đến 1000$. Do đó, để biết được lô hàng xuất khẩu phải trả phí tất cả là bao nhiêu, bạn nên liên hệ trực tiếp với hãng tàu để được hỗ trợ.
Phụ phí Inland Haulage Charge cũng tương tự như phí EBS là phụ phí phát sinh tại cảng đến. Vì vậy, khi chi trả loại phí này thường gây ra tranh cãi ai là người chi trả? Người gửi hay người nhận? Do đó, khi ký kết hợp đồng hai bên cần thỏa thuận cụ thể ai là người trả khoản phí này. Bởi phụ phí Inland Haulage Charge có thể được thu tại Việt Nam hoặc Ấn Độ tùy vào từng tình huống cụ thể.
Tổng hợp các loại phí xuất nhập khẩu bạn cần biết
Ngoài phí IHC, khi xuất nhập khẩu hàng hóa, bạn cần nắm được thông tin của một số loại phí khác. Cụ thể;
- Phí THC: Đây là phụ phí xếp dỡ tại cảng. Khoản phí này được thu trên mỗi container với mục đích bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như xếp dỡ hàng hóa, tập kết container từ bãi container ra cầu tàu.
- Phí Handling fee: Đây là khoản phí trách nhiệm do chính hãng tàu hoặc công ty vận chuyển đặt ra để thu người gửi hàng hoặc người vận chuyển.
- Phí D/O: Đây là phí lệnh giao hàng được Forwarder hoặc hãng tàu thu người nhận để phát hành lệnh giao hàng.
- Phí AMS: Đây là khoản phí khai AMS được hãng tàu thu từ người gửi. Bởi vì, hàng hóa muốn xuất khẩu đi Mỹ phải tiến hành khai AMS. Trong khi đó, người thực hiện việc khai báo này chính là hãng tàu. Vì vậy, để khai báo AMS thành công cho lô hàng, người gửi bắt buộc phải chi trả khoản phí để hãng tàu thực hiện thủ tục trên.
- Phí ANB: Là khoản phí tương tự như AMS nhưng được áp dụng đối với hàng hóa khi xuất khẩu đi Châu Á.
- Phí chứng từ; Đây là khoản phí được hãng tàu, hãng hàng không hoặc Forwarder thu để bù đắp cho chi phí phát hành Bill of Lading hoặc Airway Bill.
- Phí CFS: Là phí thu đối với hàng lẻ khi họ tiến hành gom hàng, đóng chung container và vận chuyển.
- Phí BAF: Là phụ phí biến động giá nhiên liệu được thu khi giá nhiên liệu có sự thay đổi trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Phí PSS: Phụ phí mùa cao điểm được các hãng tàu thu vào khoảng thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển. Thông thường, phụ phí được áp dụng từ tháng 8 – tháng 10 khi mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mọi người có sự tăng mạnh.
- Phí CIC: Phụ phí mất cân đối vỏ container. Phụ phí này được hãng tàu thu khi tiến hành vận chuyển vỏ container từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Ngoài ra còn nhiều loại phụ phí khác mà bạn cần nắm được khi xuất nhập khẩu hàng hóa đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã giúp bạn giải đáp câu hỏi phí IHC là gì? Khi nào nộp và mức đóng cụ thể. Hy vọng, chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại phí này để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi