Deadweight – DWT là gì? Mối quan hệ giữa DWT và GT chi tiết
Trong hoạt động vận tải đường biển, Deadweight – DWT là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu đúng, hiểu rõ và chi tiết về thuật ngữ này thì đa phần mọi người đều chưa biết. Do đó, để giúp bạn hiểu rõ DWT là gì? Có mối quan hệ như thế nào với GT (Gross Tonnage), Thông Tiến Logistics sẽ chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Deadweight – DWT là gì?
Deadweight – DWT là từ viết tắt của cụm từ Deadweight tonnage. Trong tiếng Việt, thuật ngữ này có nghĩa là trọng tải toàn phần, tổng trọng tải hay trọng tải của tàu.
Nói theo cách đơn giản thì DWT là đơn vị được sử dụng để đo tổng năng lực vận tải của tàu thủy. Tổng năng lực vận tải ở đây chính là tổng khối lượng hàng hóa mà tàu có thể chuyên chở an toàn. Trong đó, khối lượng hàng hóa trên tàu bao gồm cả thuyền viên, nhiên liệu, nước sạch, hành khách, nước dằn, vật phẩm tiếp tế,…
Do đó, nếu tàu chở hàng vượt quá mức DWT cho phép thì tàu sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm, có thể bị đắm và bị chìm trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ: Một tàu chở hàng có tổng trọng tải là 20.000 DWT. Điều này có nghĩa là, con tàu này có thể chuyên chở khối lượng hàng hóa lên đến 20.000 DWT, bao gồm chính trọng lượng của tàu + trọng lượng của những thứ có trên tàu.
Dung tích của tàu gồm những loại nào?
Bên cạnh Deadweight – DWT thì GT (Gross Tonnage), NT (Net Tonnage) cũng là hai thuật ngữ được nhiều người quan tâm khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Thực tế, GT và NT là hai loại dung tích thuộc dung tích – Tonnage của một tàu. Cụ thể:
Tổng dung tích GT (Gross Tonnage)
GT là từ viết tắt của cụm từ Gross Tonnage, trong tiếng Việt thuật ngữ này được gọi tổng dung tích. Thực chất đây là số đo dung tích của toàn bộ các không gian kín trên tàu, bao gồm cả thể tích của ống khói.
Việc xác định GT của tàu chính là căn cứ để tính toán chi phí hàng hải khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Theo đó, khi tính được GT sẽ xác định được các loại phí như phí hoa tiêu, phí đăng ký, phí bảo hiểm. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để các bên áp dụng các công ước hàng hải khác nhau trên tuyến vận tải.
Thông thường, 1GT được quy đổi bằng 100 feet khối hay bằng 2,831 mét khối.
Để giúp bạn xác định GT trên một con tàu dễ dàng hơn, bạn có thể nhìn thực tế thiết kế của tàu chở hàng. Theo đó, các bộ phận như hầm hàng, 2 két mũi lái, buồng máy, cabin, két đáy đôi, cột tàu, khoang phía trên mặt boong đều thuộc GT của tàu.
Dung tích thuần NT (Net Tonnage)
Ngoài GT thì NT cũng là thành phần thuộc dung tích – Tonnage của một tàu. Theo đó, NT là từ viết tắt của cụm từ Net Tonnage, có nghĩa là dung tích thuần. Đây thực chất là số đo dung tích của không gian giới hạn trên tàu. Không gian này được tính từ mặt boong chính trở xuống, bao gồm không gian trong các hầm hàng, khu vực buồng máy, toàn bộ các két phía ngoài buồng máy, không gian kín ở đáy đôi tàu.
Thông thường, NT được xác định để tính các phí thuộc quyền hạn của chính quyền cảng (cảng vụ). Do đó, trong hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển, việc xác định NT của tàu cũng là thông tin rất quan trọng.
Dựa trên thiết kế tàu, NT bao gồm: hầm hàng, các két đáy đôi, buồng máy và 2 két mũi lá. Tuy nhiên, NT không bao gồm cabin, buồng lái, khu vực khoang phía trên boong tàu chính, cột tàu và các kho mũi.
Vì sao GT và NT được sử dụng phổ biến?
GT và NT là hai thuật ngữ được đưa vào sử dụng thay thế cho GRT và NRT. Cụ thể, trước đây, thay vì sử dụng GT và NT khi xác định dung tích – Tonnage của tàu, mọi người thường dùng hai thuật ngữ GRT (Gross Register Tonnage) và NRT (Net Register Tonnage). Tuy nhiên hiện nay, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã thay thế GRT và NRT bằng GT, NT.
Về cơ bản, hai thuật ngữ này không có quá nhiều sự khác nhau. Theo đó, nó đều được sử dụng để chỉ tổng dung tích và dung tích thuần. Thế nhưng, khi sử dụng các thuật ngữ này, vẫn có những điểm nhất định bạn cần lưu ý.
Cụ thể, đơn vị của dung tích theo cách gọi thông thường là tấn. Nhưng tấn ở đây không phải 1 tấn = 1000 kg và cũng khác với tấn được sử dụng trong trọng tải. Khi nói GT của tàu là 1.599 tấn thì phải hiểu dung tích toàn phần của nó là 1.599 tấn hay 1.599 GT. Và để quy đổi ra mét khối thì phải lấy: 1.599 x 2,831 = 4526,77 m3.
Sự khác nhau giữa Deadweight – DWT và Gross Tonnage – GT
Hiện nay, Deadweight và Gross Tonnage là hai đơn vị khi sử dụng trong hoạt động vận tải đường biển gây ra khá nhiều nhầm lẫn cho mọi người. Thậm chí, một số người còn cho rằng đây là cùng một đơn vị.
Tuy nhiên thực tế, Deadweight và Gross Tonnage là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau.
- DWT là đơn vị chỉ tổng trọng tải (tổng năng lực vận tải) an toàn của tàu. Tổng trọng tải này bao gồm tất cả hàng hóa chuyên chở, trọng lượng của tàu, thuyền viên và những thức khác có trên tàu. Nói như vậy thì DWT bao gồm cả GT và rộng hơn GT.
- GT là số đo dung tích của toàn bộ các không gian kín trên tàu, bao gồm cả thể tích của ống khói. Như vậy, GT ở mức nhỏ hơn và năm trong DWT.
Mối quan hệ giữa DWT và GT
Mặc dù DWT và GT có những điểm khác biệt nhất định, tuy nhiên cả hai đơn vị này lại có mối quan hệ liên quan đến nhau. Theo đó, khi xác định tàu lớn, tàu bé, người ta thường lấy DWT để xác định con tàu đó chuyên chở được bao nhiêu hàng hóa.
Thế nhưng, đôi khi họ chỉ đưa ra GT mà không cho biết thông tin của DWT. Điều này ít nhiều khiến mọi người khó hình dung cụ thể về khả năng chuyên chở của tàu. Tuy nhiên, thông qua GT, người ta có thể tính toán được DWT của mỗi loại tàu. Cụ thể có thể áp dụng các công thức đơn giản như:
- General Cargo Ship GT = 0.5285DWT
- Container Ship GT = 0.8817DWT
- Oil Tanker GT = 0.5354DWT
- Roll-on/Roll-off Ship GT = 1.7803DWT
- Pure Car Carrier GT = 2.7214DWT
- LPG Ship GT = 0.8447DWT
- LNG Ship GT = 1.3702DWT
- Passenger Ship GT = 8.9393DWT
Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã chia sẻ chi tiết cho bạn thông tin chi tiết về Deadweight – DWT. Hy vọng với thông tin này, bạn có thể xác định chính xác DWT của một tàu chở hàng trong hoạt động vận tải đường biển.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi